Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Khẩu trang y tế hay thường được biết đến là khẩu trang phẫu thuật và chủ yếu được các chuyên gia y tế sử dụng để bảo vệ bản thân và người khác khỏi bị nhiễm các bệnh lây qua đường không khí, dịch cơ thể và các chất dạng hạt. [1] Trong thời gian bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, cơ quan y tế có thể khuyến cáo người dân đeo khẩu trang phẫu thuật để tự bảo vệ. Những chiếc khẩu trang như vậy thường được thiết kế không ôm sát mặt nhưng vẫn có thể che kín cả miệng và mũi.[2] [3]

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Tìm hiểu về các loại khẩu trang

  1. 1
    Biết khẩu trang y tế bảo vệ bạn khỏi những yếu tố gì. Khẩu trang y tế hay khẩu trang phẫu thuật được thiết kế để che miệng và mũi của bạn. Chúng được làm từ chất liệu có thể ngăn cản các loại giọt hạt lớn dưới dạng giọt bắn hay tia — những hạt này có thể chứa vi rút hoặc vi khuẩn có hại.[4]

    Lưu ý: Tuy nhiên, những hạt có kích thước nhỏ vẫn có thể chui qua khẩu trang y tế. Hơn nữa, khẩu trang y tế không ôm sát vào da bạn nên những hạt này có thể chui qua chỗ hở đó.

  2. 2
    Hiểu được sự khác nhau giữa khẩu trang y tế và khẩu trang N95. Khẩu trang N95 là thiết bị được các chuyên gia y tế sử dụng giúp ngăn đến 95% hạt nhỏ li ti. Không giống khẩu trang y tế, khẩu trang N95 ôm khít mặt và sát với da, có thể lọc các hạt trong không khí.[5]
    • Mặc dù khẩu trang N95 có thể ngăn được 95% hạt rất nhỏ — nhỏ li ti tầm 0,3 micron — vẫn có nguy cơ 5% hạt có hại chui qua khẩu trang loại này.
    • Khẩu trang N95 không được thiết kế để sử dụng cho trẻ em hoặc những người có lông mặt.
    • Một số loại khẩu trang N95 còn được trang bị van thở ra để giảm sự tích tụ hơi nước trong khẩu trang giúp người đeo dễ thở hơn. Tuy nhiên, loại khẩu trang này không nên được sử dụng trong môi trường đòi hỏi vô trùng, vì van thở ra cho phép không khí chưa được lọc (và có thể bị nhiễm khuẩn) thoát ra khỏi khẩu trang.[6]
    • Mỗi loại khẩu trang N95 thường có hướng dẫn chi tiết của nhà sản xuất giải thích cách đeo và tháo khẩu trang. Trên tất cả, bạn cần tuân thủ những hướng dẫn này để bảo vệ đúng cách cho cả bạn và bệnh nhân. Cơ quan Quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (OSHA) cũng yêu cầu tập huấn cho người dùng cách sử dụng và cách đeo khẩu trang N95 cho khít.[7]
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Đeo khẩu trang

  1. 1
    Rửa tay. Trước khi chạm vào khẩu trang y tế sạch, hãy rửa kỹ tay với xà phòng và nước.[8]
    • Sau khi thoa xà phòng vào bàn tay đã nhúng ướt, bạn cần chà xát hai tay với nhau ít nhất 20 giây trước khi rửa sạch.[9]
    • Luôn sử dụng khăn giấy sạch để lau khô tay, và vứt khăn đã dùng vào thùng rác. Trước khi vứt, bạn có thể dùng khăn giấy đó để mở/đóng cửa phòng sau khi rửa tay.

    Mẹo: Trước khi vứt khăn giấy đi, hãy dùng nó để đóng/mở cửa sau khi đã rửa tay.

  2. 2
    Kiểm tra xem khẩu trang có bị lỗi không. Sau khi lấy khẩu trang y tế mới (chưa sử dụng) ra khỏi hộp, bạn hãy kiểm tra để bảo đảm chúng không bị lỗi, thủng hoặc bị rách. Nếu bị lỗi, thủng và rách, bạn hãy bỏ khẩu trang đó đi và lấy một chiếc khác trong hộp.[10]
  3. 3
    Xác định cạnh trên của khẩu trang. Cạnh trên của khẩu trang có thanh nẹp mũi cứng và gập được giúp bạn có thể uốn quanh sống mũi để khẩu trang ôm càng sát da càng tốt. Hãy đảm bảo thanh nẹp mũi này nằm ở phía trên trước khi bạn áp khẩu trang vào mặt.[11]
  4. 4
    Bảo đảm quay đúng mặt khẩu trang ra ngoài. Mặt bên trong của hầu hết khẩu trang y tế có màu trắng, trong khi mặt bên ngoài có màu khác. Trước khi đeo khẩu trang, hãy chắc chắn mặt màu trắng của khẩu trang hướng vào mặt của bạn.[12]
  5. 5
    Đeo khẩu trang. Có nhiều loại khẩu trang y tế, mỗi loại có cách đeo khác nhau.[13]
    • Khẩu trang có quai vòng qua tai — Một số loại khẩu trang có hai quai vòng qua tai ở hai bên. Quai thường được làm bằng chất liệu co giãn có thể kéo căng được. Cầm vào quai khẩu trang, vòng quai vào một bên tai trước rồi vòng quai vào bên tai kia.
    • Khẩu trang có dây buộc hoặc dây đai — Một số loại khẩu trang có dây vải buộc ra sau đầu. Hầu hết khẩu trang dạng dây buộc có dây ở trên và dây ở dưới. Cầm dây ở trên của khẩu trang lên, buộc ra sau đầu và thắt nơ.
    • Khẩu trang có dây chun — Một số loại khẩu trang có 2 dây chun vòng qua đầu (ngược lại với loại vòng qua tai). Giữ khẩu trang ở phía trước mặt, kéo dây chun ở phía trên vòng qua phía trên đầu của bạn và đặt tại phần đỉnh đầu. Sau đó, kéo dây chun ở phía dưới qua đầu và đặt ở phần sát gáy.
  6. 6
    Điều chỉnh khẩu trang ở vị trí mũi. Giờ khẩu trang y tế đã được đặt ngay ngắn với đầu và mặt của bạn, hãy dùng ngón cái và ngón trỏ chỉnh thanh nẹp có thể gập được ở cạnh trên của khẩu trang vào sát sống mũi.[14]
  7. 7
    Buộc dây ở phía dưới của khẩu trang lại nếu cần. Nếu bạn sử dụng khẩu trang có dây buộc ở trên và dưới thì giờ bạn có thể buộc dây ở dưới quanh gáy. Vì việc điều chỉnh phần gập được ở sống mũi có thể ảnh hưởng đến độ ôm khít của khẩu trang nên tốt nhất bạn hãy đợi chỉnh xong rồi mới buộc dây ở sau gáy.[15]
    • Nếu đã buộc xong dây ở dưới, bạn có thể buộc lại cho chặt hơn nếu cần.
  8. 8
    Chỉnh khẩu trang cho ôm khít khuôn mặt và che dưới cằm. Sau khi khẩu trang được buộc xong, hãy điều chỉnh để bảo đảm khẩu trang che được mặt, miệng và phần dưới của cằm.[16]
    World Health Organization

    World Health Organization

    Cơ quan Y tế Cộng đồng Toàn cầu
    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là cơ quan chuyên ngành của Liên Hiệp Quốc chịu trách nhiệm về vấn đề y tế quốc tế. Được thành lập năm 1948, Tổ chức Y tế Thế giới theo dõi các rủi ro về y tế cộng đồng, thúc đẩy sức khỏe và sự an lạc của mọi người, điều phối sự hợp tác y tế quốc tế và hoạt động ứng phó khẩn cấp. WHO hiện tại đang lãnh đạo và điều phối các nỗ lực toàn cầu để giúp các nước phòng chống, phát hiện và ứng phó với đại dịch COVID-19.
    World Health Organization
    World Health Organization
    Cơ quan Y tế Cộng đồng Toàn cầu

    Cảnh báo của chuyên gia: Khẩu trang chỉ hiệu quả khi được sử dụng kết hợp với việc rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch rửa tay gốc cồn.

    Quảng cáo

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Tháo khẩu trang

  1. 1
    Rửa sạch tay. Bạn có thể phải rửa tay khi cởi bỏ khẩu trang tùy vào việc trước đó bạn dùng tay để làm gì. Hoặc bạn có thể phải cởi găng tay y tế trước, rửa tay rồi mới tháo khẩu trang.[17]
  2. 2
    Cởi bỏ khẩu trang một cách cẩn thận. Thông thường, bạn sẽ bỏ khẩu trang ra bằng cách chạm vào cạnh khẩu trang, dây đai, quai, dây buộc hoặc dây chun. Không được chạm vào phía trước khẩu trang vì vị trí đó có thể đã nhiễm khuẩn.[18]
    • Quai vòng qua tai — Dùng tay giữ hai bên quai tai và kéo ra khỏi tai.
    • Dây buộc/Dây đai — Dùng tay cởi dây ở phía dưới trước rồi cởi dây ở phía trên. Cầm dây ở phía trên kéo khẩu trang ra.
    • Dây chun — Dùng tay kéo dây chun ở phía dưới qua đầu, sau đó làm tương tự với dây chun ở phía trên. Cầm dây chun ở phía trên tháo khẩu trang ra.
  3. 3
    Vứt khẩu trang một cách an toàn. Khẩu trang y tế được thiết kế sử dụng một lần. Vì vậy, khi tháo khẩu trang ra, bạn cần vứt ngay vào thùng rác.[19]
    • Các cơ sở y tế thường có thùng rác chuyên dụng cho các vật phẩm sinh học nguy hiểm như khẩu trang và găng tay đã qua sử dụng.
    • Ở những nơi không phải là cơ sở y tế, khi khẩu trang bị nhiễm bẩn, hãy nhét khẩu trang vào túi nhựa. Buộc kín túi nhựa và cho vào thùng rác.
  4. 4
    Rửa tay lại lần nữa. Sau khi vứt bỏ khẩu trang một cách an toàn, hãy rửa tay thêm lần nữa để bảo đảm chúng sạch sẽ và không bị nhiễm khuẩn do sờ vào khẩu trang bẩn.[20]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tốt nhất là bạn nên dùng xà phòng và nước bất cứ khi nào được yêu cầu vệ sinh tay. Trong trường hợp không có nước và xà phòng, bạn có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn tay với nồng độ cồn ít nhất là 60%. Để đảm bảo dùng đủ dung dịch sát khuẩn, bạn phải chà xát hai bàn tay với nhau hơn 10 giây trước khi tay khô.[21]
  • Các Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) có trang web với thông tin chi tiết liên quan đến khẩu trang y tế và khẩu trang N95 tại đường dẫn http://www.cdc.gov/niosh/npptl/topics/respirators/disp_part/respsource3healthcare.html. Bạn có thể thấy ảnh các loại khẩu trang, so sánh giữa các loại khẩu trang và danh sách các nhà sản xuất khẩu trang đã được chứng nhận của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Cảnh báo

  • Khẩu trang y tế được thiết kế để sử dụng một lần cho một người. Khi khẩu trang đã được dùng, bạn cần loại bỏ chúng và không sử dụng lại.[22]
  • Có nhiều loại khẩu trang không sử dụng cho mục đích y tế mà bạn có thể tìm thấy trong cửa hàng bán dụng cụ. Chúng được thiết kế để bảo vệ miệng và mũi của người lao động khỏi bụi khi làm việc với gỗ, kim loại hoặc các công việc xây dựng khác. Những kiểu khẩu trang này không do FDA quản lý và không được chứng nhận sử dụng trong các cơ sở y tế.[23]

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Bẻ Đốt sống Lưng
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Chữa lành vết đứt trên lưỡiChữa lành vết đứt trên lưỡi
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

World Health Organization
Cùng viết bởi:
Cơ quan Y tế Cộng đồng Toàn cầu
Bài viết này có đồng tác giả là World Health Organization, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 30.805 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 30.805 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo