Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nếu bạn đang sống trong vùng có chất lượng không khí kém, hoặc nếu đang có một căn bệnh truyền nhiễm đang lây lan trong cộng đồng, việc đeo khẩu trang N95 là một cách rất tốt để bảo vệ phổi và sức khỏe tổng thể. Được thiết kế để lọc các hạt nguy hại, khẩu trang N95 là một vật dụng nhẹ và tương đối rẻ để giúp bạn hít thở không khí trong lành và giữ gìn sức khỏe.

Phần 1
Phần 1 của 3:
Chọn khẩu trang

  1. 1
    Chọn khẩu trang N95 để lọc các hạt trong không khí. Khẩu trang N95 là một lựa chọn tuyệt vời để bảo vệ phổi khỏi các hạt trong không khí, trong đó có thể bao gồm khí thải kim loại (chẳng hạn như các chất khí sinh ra trong quá trình hàn), các khoáng chất, bụi bặm hoặc các hạt sinh học như virus. Bạn có thể đeo khẩu trang N95 khi có dịch cúm bùng phát, hay khi có các chất ô nhiễm hoặc hỏa hoạn làm giảm chất lượng không khí. Loại khẩu trang này được làm từ mút xốp nhẹ có cấu trúc và bao kín mũi miệng.[1]
    • Ngoài ra còn có các phiên bản đặc biệt dành cho nhữnng người làm trong ngành công nghiệp và khẩu trang N95 phẫu thuật dành cho các chuyên viên y tế.
    • Con số ở đây biểu thị số phần trăm các hạt mà khẩu trang lọc được. Khấu trang N95 lọc được 95% bụi và các loại hạt.
    • Không nên sử dụng khẩu trang N95 trong môi trường có sol khí dầu, vì dầu sẽ làm hư hại màng lọc. Chữ “N” thực ra là chữ viết tắt của “Not resistant to oil” (không chống được dầu).
  2. 2
    Chọn khẩu trang R hoặc P nếu bạn phải tiếp xúc với không khí nhiễm dầu. Trong trường hợp có thể phơi nhiễm với các loại dầu khoáng, dầu động vật, thực vật hoặc dầu tổng hợp, bạn hãy tìm loại khẩu trang có ký hiệu R hoặc P. “R” là chữ viết tắt của “somewhat oil-resistant” (chống dầu ở mức tương đối), nghĩa là nó sẽ bảo vệ bạn khỏi hơi dầu trong khoảng thời gian nhất định ghi trên bao bì. “P” là chữ viết tắt của “oil-proof or strongly resistant” (chống dầu mạnh).[2]
    • Các loại khẩu trang này cũng được ký hiệu bằng các số phân loại, chẳng hạn như P100 và R95. Các con số này chỉ số phần trăm các hạt mà chúng lọc được.
    • Nếu bạn phải tiếp xúc với các chất khí hoặc hơi có nồng độ vượt quá giới hạn phơi nhiễm của các loại khẩu trang này, hãy tìm mặt nạ phòng độc có các hộp lọc đặc biệt giúp lọc không khí hiệu quả hơn.
  3. 3
    Đeo thử các cỡ khẩu trang khác nhau để chọn loại vừa vặn nhất. Tùy vào loại cụ thể, khẩu trang N95 có các cỡ khác nhau, từ cỡ cực nhỏ và nhỏ đến cỡ trung bình và cỡ lớn. Nếu có thể, bạn hãy đeo thử vài cỡ trước khi mua. Đảm bảo khẩu trang phải ôm khít và không xê dịch trên mặt. Nhớ rằng bạn sẽ phải điều chỉnh khẩu trang sao cho chặt hơn nữa. Nếu không chắc, bạn nên lấy cỡ nhỏ hơn để đảm bảo khẩu trang không bị tuột ra.
  4. 4
    Hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn có vấn đề về hô hấp hoặc tim mạch. Mặt nạ N95 có thể khiến bạn khó thở hơn, nhất là khi bạn có bệnh hô hấp hoặc tim mạch mãn tính. Hãy trao đổi với bác sĩ xem bạn có thể áp dụng biện pháp phòng ngừa nào. Bạn có thể dùng loại có van thở với tác dụng giúp dễ thở hơn và giảm nhiệt tích tụ trong khẩu trang. Tuy nhiên, các phiên bản này không nên sử dụng nếu bạn cần duy trì môi trường vô trùng, chẳng hạn như trong phòng mổ. Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng khẩu trang này nếu bạn mắc phải:[3]
    • Các vấn đề về hô hấp
    • Bệnh khí phế thủng
    • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
    • Bệnh hen suyễn
    • Các vấn về tim phổi
    • Các bệnh suy giảm miễn dịch[4]
  5. 5
    Mua khẩu trang N95 đạt tiêu chuẩn NIOSH ở các cửa hàng hoặc trên mạng. Bạn có thể mua khẩu trang N95 tại các cửa hàng vật tư y tế và các hiệu thuốc hoặc mua trực tiếp từ các nhà bán lẻ trên mạng, chẳng hạn như công ty 3M. Quan trọng là bạn phải chọn khẩu trang được chứng nhận bởi Viện An toàn và Sức khoẻ Nghề nghiệp Hoa Kỳ (NIOSH), với logo NIOSH và số chứng nhận in trên bao bì.[5]
    • Nếu công việc của bạn đòi hỏi phải đeo khẩu trang N95, chủ lao động sẽ có trách nhiệm cung cấp.
    • Những chiếc khẩu trang không có dấu chứng nhận NIOSH có thể thiếu khả năng bảo vệ an toàn.
  6. 6
    Cất trữ khẩu trang để có thể sử dụng ngay khi cần. Nhu cầu về khẩu trang thường sẽ tăng vọt và bán hết rất nhanh trong các khoảng thời gian nào đó, chẳng hạn như khi bùng phát dịch bệnh hoặc khi có đợt ô nhiễm nặng trong khu vực. Bạn nên chuẩn bị sẵn sàng bằng cách luôn trữ sẵn vài chiếc cho bản thân và mỗi người trong gia đình. Cố gắng trữ 2-3 chiếc cho mỗi người trong nhà để phòng xa.
    • Xem xét môi trường ở địa phương khi bạn tích trữ khẩu trang. Ví dụ, nếu sống trong thành phố lớn có nhiều vấn đề ô nhiễm thì bạn sẽ cần nhiều khẩu trang hơn là khi sống ở vùng thôn quê có không khí trong lành hơn.
    Quảng cáo

Phần 2
Phần 2 của 3:
Đeo khẩu trang đúng cách

  1. 1
    Cạo râu trước khi đeo khẩu trang, nếu có thể. Nếu biết là phải đeo khẩu trang N95, bạn hãy cạo hết râu trên mặt. Râu có thể cản trở bạn khi đeo khẩu trang, khiến khẩu trang không chặt khít, làm giảm tác dụng của khẩu trang.[6]
    • Nếu là tình huống khẩn cấp và bạn không có thời gian cạo râu, bạn cứ cố gắng đeo khẩu trang sao cho ôm khít nhất có thể.
  2. 2
    Rửa tay kỹ trước khi đeo khẩu trang. Dùng xà phòng và nước rửa tay, và lau tay thật khô để không làm ướt khẩu trang. Bước này sẽ giúp bạn khỏi vô tình làm khẩu trang nhiễm bẩn trước khi đeo.[7]
  3. 3
    Cầm khẩu trang trong một tay rồi úp vào miệng và mũi. Đặt khẩu trang trong lòng bàn tay, dây đeo hướng xuống đất. Úp khẩu trang lên mũi và miệng sao cho cạnh trên vừa khít trên sống mũi. Mép dưới khẩu trang phải vừa trùm qua cằm.[8]
    • Cố gắng chỉ chạm tay vào các mép ngoài để giữ sạch khẩu trang.
  4. 4
    Kéo dây đeo bên dưới và bên trên qua đầu. Nếu khẩu trrang có hai dây đeo, bạn hãy kéo dây bên dưới qua đầu và cố định dây quanh cổ, ngay bên dưới tai. Tiếp tục dùng tay kia áp khẩu trang sát vào mặt, sau đó kéo dây bên trên qua đầu và cố định bên trên tai.[9]
  5. 5
    Nắn chinh thanh kim loại của khẩu trang ngang sống mũi. Đặt 2 đầu ngón tay ở hai bên kẹp kim loại trên sống mũi ở cạnh trên khẩu trang. Miết các ngón tay dọc theo cả hai bên thanh kim loại và nắn cho sát sống mũi.[10]
    • Nếu khẩu trang của bạn không có thanh kim loại trên sống mũi, bạn chỉ cần đảm bảo chỉnh sao cho chặt và ôm sát xung quanh mũi.
  6. 6
    Tìm các giải pháp thay thế cho trẻ em. Khẩu trang N95 không được thiết kế cho trẻ em và không phù hợp với trẻ em. Thay vào đó, bạn nên cho trẻ em ở trong nhà hết mức có thể nếu chất lượng không khí kém. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa trong trường hợp bùng phát bệnh cúm, chẳng hạn cho trẻ rửa tay trước khi ăn và sau khi ho hoặc hắt xì. Bạn cũng có thể thử dùng khẩu trang có thiêt kế dành cho trẻ em, tuy không phải là khẩu trang N95.[11]
    • Không dùng khẩu trang N95 cho trẻ em dưới 17-18 tuổi.
    • Thiếu niên lớn hơn có thể thử đeo khẩu trang N95 xem có vừa và thoải mái không. Nếu thấy trẻ đeo vừa và ôm khít, bạn hãy cho trẻ thử bước đi và nghe xem có chóng mặt hoặc khó thở không. Nếu các triệu chứng này xảy ra, bạn hãy tháo khẩu trang ra và cho trẻ vào nhà.
    Quảng cáo

Phần 3
Phần 3 của 3:
Kiểm tra độ kín khít và tháo khẩu trang

  1. 1
    Hít thở khi đeo khẩu trang và kiểm tra xem có rò rỉ không. Dùng hai bàn tay ôm sát khẩu trang và hít vào để chắc chắn là nó kín khít trên mặt, sau đó thở ra và chú ý xem không khí có thoát ra từ vị trí thanh kim loại trên sống mũi không. Nếu bạn cảm thấy có không khí rò rỉ ra ở vùng mũi, hãy nắn lại các cạnh của khẩu trang và điều chỉnh vị trí dây đeo ở hai bên đầu.[12]
    • Nếu thấy khẩu trang vẫn không kín hoàn toàn, bạn hãy nhờ bạn bè và người nhà giúp điều chỉnh hoặc thử dùng cỡ khác.
  2. 2
    Tháo khẩu trang bằng cách kéo dây đeo qua đầu. Không chạm vào mặt trước khẩu trang, kéo dây bên dưới qua đầu, thả cho thòng xuống trước ngực, sau đó kéo dây đeo bên trên ra.[13]
    • Bạn có thể vứt khẩu trang đi hoặc cất vào hộp hoặc túi kín và sạch.
    • Tránh chạm vào khẩu trang, vì nó có thể đã bị ô nhiễm.
  3. 3
    Vứt khẩu trang đi nếu bạn đã dùng trong môi trường y tế. Nếu bạn dùng khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân hoặc để phòng tránh bệnh dịch đang bùng phát thì mặt ngoài của khẩu trang có lẽ đã bị ô nhiễm. Bạn cần vứt bỏ khẩu trang đúng cách để đảm bảo không bị phơi nhiễm các hạt nguy hại. Cẩn thận cầm vào dây đeo khẩu trang và vứt vào thùng rác.[14]
  4. 4
    Tái sử dụng khẩu trang nếu nó vẫn còn khô và ôm khít. Nếu bạn đeo khẩu trang để bảo vệ trong môi trường độc hại và không phơi nhiễm các mầm bệnh nguy hiểm, bạn có thể dùng lại chiếc khẩu trang đó. Thử lại độ kín của khẩu trang mỗi khi đeo để đảm bảo nó vẫn vừa khít. Cất khẩu trang trong hộp hoặc túi kín và sạch để không bị biến dạng vì các vật xung quanh.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Ở một số vùng, các nhân viên y tế và sinh viên y khoa phải trải qua bài kiểm tra độ ôm khít khi đeo khẩu trang N95. Bài kiểm tra này yêu cầu bạn chui đầu vào mũ trùm ni lông, và khi bạn đeo khẩu trrang qua mũi miệng, người kiểm tra sẽ xông khí (khi, hơi hoặc sol khí) có mùi và vị đặc trưng qua mũ trùm. Bạn sẽ được đeo nhiều cỡ khẩu trang khác nhau cho đến khi không còn cảm nhận được mùi vị của các chất khí, tức là chiếc khẩu trang đó không bị hở. Các nhân viên phải có chứng nhận về độ ôm khít của khẩu trang và phải được kiểm tra lại hàng năm.[15]

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Bẻ Đốt sống Lưng
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Chữa lành vết đứt trên lưỡiChữa lành vết đứt trên lưỡi
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Direct Relief
Cùng viết bởi:
Tổ chức viện trợ nhân đạo
Bài viết này có đồng tác giả là Direct Relief, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của wikiHow phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 1.817 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 1.817 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo