Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nếu có một người bạn bị trầm cảm thì chắc hẳn bạn sẽ muốn làm gì đó để giúp đỡ. Nhắn tin cho họ cũng là một cách động viên hiệu quả. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thường xuyên nhận được tin nhắn động viên khích lệ giúp người trầm cảm vui vẻ hơn và điều này rất có ích với họ.[1] Nếu không biết phải nhắn tin cho người đang đối mặt với trầm cảm thế nào thì bạn hãy tham khảo một vài gợi ý trong bài viết này nhé.

1

"Tớ luôn ở đây nếu cậu cần"

  1. Nói vậy sẽ giúp người đó cảm thấy thoải mái với việc nhắn tin cho bạn hơn. Những người bị trầm cảm thường cảm thấy mình bị cô lập khỏi gia đình, bạn bè và gặp khó khăn khi tìm kiếm sự hỗ trợ động viên. Hãy nhắn cho người đó rằng bạn luôn ở bên cạnh họ để họ bớt cô đơn và biết rằng có thể tìm đến bạn khi cần.[2]
    • Hoặc bạn có thể nhắn là "Dù thế nào thì tớ vẫn luôn ở bên cạnh cậu" hoặc "Đừng quên là cậu luôn có tớ nhé"
    Quảng cáo
2

"Cậu có cần tớ giúp gì không?"

  1. Người đó có thể ngại nhờ giúp đỡ ngay cả khi họ thật sự cần điều đó. Hãy hỏi họ trực tiếp để họ không phải tự hỏi chính mình. Lời nói này sẽ có ý nghĩa rất lớn với họ dù có thể bạn cũng không giúp gì được cho họ cả.[3]
    • Người đó có thể cần bạn giúp gọi dậy đi làm vào buổi sáng hoặc đặt lịch hẹn với bác sĩ tâm lý. Để giúp họ, bạn có thể gửi cho họ một tin nhắn chào buổi sáng mỗi ngày hoặc ngồi bên cạnh động viên khi họ gọi điện để hẹn gặp bác sĩ.[4]
3

"Cậu không cần nói gì cả, nhưng nếu cần thì tớ luôn sẵn sàng lắng nghe"

  1. Người đó có thể chưa sẵn sàng chia sẻ những cảm xúc của mình. Gây áp lực có thể sẽ khiến họ căng thẳng hơn, vậy nên hãy cho họ biết là họ không cần chia sẻ nếu chưa sẵn sàng. Biết rằng bạn sẽ luôn ở đó khi họ cần tâm sự sẽ giúp họ cảm thấy thoải mái và được thấu hiểu hơn.[5]
    • Bạn cũng có thể nói rằng "Cậu không cần trả lời tớ đâu, nhưng hãy nhắn cho tớ khi cậu cần ai đó lắng nghe nhé".
    • Người đó sẽ rất cảm kích khi biết rằng có một người luôn sẵn sàng lắng nghe mình nói.
    Quảng cáo
4

"Xem ảnh tớ tìm được này! Ngày hôm đấy vui thật cậu nhỉ".

  1. Gửi cho người đó một bức ảnh hai bạn chụp cùng nhau. Nếu đang phải đối phó với trầm cảm, người bạn đó của bạn sẽ không nhớ đến những kỷ niệm đẹp mà họ có. Họ cũng sẽ nghĩ rằng bạn bè không còn muốn chơi với mình nữa dù sự thật không phải như vậy. Hãy chia sẻ những kỷ niệm đẹp để họ biết rằng bạn rất trân trọng thời gian ở bên cạnh họ.
    • Bạn có thể chia sẻ một tấm ảnh hai người chụp chung khi đi chơi cùng nhau hay một bức ảnh tự sướng từ rất lâu về trước.
    • Bạn cũng có thể nói thêm rằng “Không biết bao giờ chúng mình mới có cơ hội đi chơi như thế nữa nhỉ!” Nói vậy sẽ giúp họ biết rằng bạn rất háo hức được đồng hành cùng họ trong tương lai.
5

"Điều tớ thích ở cậu là..."

  1. Hãy cho người ấy biết bạn thích họ ở điểm gì. Trầm cảm có thể khiến một người nghi ngờ rất nhiều về bản thân mình. Người bạn đó của bạn có thể đang vật lộn với những vấn đề về giá trị của bản thân và lo lắng rằng bạn không còn quý họ nữa. Hãy dùng một lời khen để họ biết là bạn yêu mến họ rất nhiều. Điều đó chắc chắn sẽ khiến họ vui vẻ và cảm thấy mình được trân trọng hơn.[6]
    • Bạn có thể nhắn là “Cậu là người hài hước nhất tớ từng biết đấy. Cứ nghĩ đến cậu là tớ thấy mắc cười rồi”, hoặc "Cậu có năng khiếu hội họa đấy! Xem cậu vẽ đã thấy thích rồi".
    Quảng cáo
6

"Cậu thấy cái này có hài không?"

  1. Hãy gửi cho họ một hình dán ngộ nghĩnh, ảnh một con vật dễ thương hoặc một hình động hài hước. Có thể người đó chỉ cần một lý do để mỉm cười và cùng bạn làm những trò ngớ ngẩn. Dù tâm trạng đang rối bời thì họ cũng sẽ rất trân trọng vì bạn đã cố gắng làm họ cười.[7]
    • Bạn có thể thử một hình dán hài hước mà nghĩ là họ sẽ thích, một bức ảnh con vật đáng yêu (trên mạng có rất nhiều, ảnh của chó cưng mèo cưng chẳng hạn) hoặc hình động từ chương trình truyền hình mà họ yêu thích.
    • Bạn có thể gửi bất cứ thứ gì hài hước và tích cực.
7

"Tớ muốn cậu biết là tớ rất quý mến và trân trọng cậu".

  1. Hãy cho người đó biết là dù có thế nào chăng nữa thì bạn vẫn thực sự quan tâm đến họ. Người bị trầm cảm sẽ không nhớ rằng còn rất nhiều người yêu mến họ. Vậy nên bạn hãy thường xuyên nhắc để họ không quên điều đó.[8]
    • Bạn cũng có thể nói đơn giản là: "Tớ rất quý cậu!" hoặc "Cậu là một người tuyệt vời! Đừng bao giờ quên điều đó".
    Quảng cáo
8

"Cậu là một người bạn tuyệt vời".

  1. Người đó sẽ lo lắng rằng chứng trầm cảm có thể ảnh hưởng đến tình bạn giữa hai người. Khi bị trầm cảm, họ sẽ gặp khó khăn trong việc chủ động liên lạc và tụ tập cùng bạn bè.[9] Hãy dập tắt suy nghĩ đó bằng cách cho họ biết là bạn luôn trân trọng tình bạn với họ dù gần đây hai bạn không thể gặp gỡ thường xuyên.
    • Bạn cũng có thể nói rằng: "Lúc nào cậu cũng luôn ở bên cạnh tớ. Cảm ơn cậu nhé bạn tốt" hoặc "Được làm bạn với cậu là may mắn của tớ. Cảm ơn cậu nhé".
9

"Chuẩn bị nhận đồ ăn nhé!"

  1. Có lẽ ít có cách nào động viên người khác tốt hơn là dùng đồ ăn! Nếu có thể thì bạn hãy gửi cho họ một món gì đó từ nhà hàng mà họ yêu thích. Đó là một cách thể hiện sự quan tâm tuyệt vời khi hạn bạn không thể tụ tập cùng nhau được. Họ sẽ rất cảm kích vì hành động và vì đồ ăn bạn gửi, thức ăn ngon sẽ giúp chúng ta phấn chấn hơn rất nhiều.[10]
    • Hãy kèm thêm một lời nhắn rằng: "Nhớ luôn có mình quan tâm đến cậu nhé" hoặc "Dành cho cậu, người bạn thân nhất của tớ!"
    • Bạn nhớ phải chắc chắn là họ ở nhà để nhận đồ ăn nhé.
    Quảng cáo
10

"Tớ biết là mọi chuyện đang khó khăn với cậu, nhưng rất nhiều người có thể giúp được cậu".

  1. Người đó có thể cần được khích lệ để tìm đến sự giúp đỡ của chuyên gia. Để điều trị chứng trầm cảm nghiêm trọng, người bệnh cần được điều trị bởi chuyên gia tâm lý hoặc chuyên gia tham vấn. Hãy nhẹ nhàng gợi ý và nhắc họ rằng các chuyên gia có thể giúp họ vượt qua những lúc khó khăn nhất để thấy cuộc sống tươi đẹp hơn. [11]
    • Hãy thử cách này nếu bạn thấy tình trạng của bạn mình đang trở nên trầm trọng hơn. Họ có thể tự cô lập bản thân khỏi bạn bè, không hứng thú với những điều họ từng rất yêu thích trong cuộc sống và có ý định tự tử.[12]
    • Để mọi chuyện dễ dàng hơn thì bạn có thể đề nghị giúp họ tìm chuyên gia tâm lý và đưa họ đến buổi khám đầu tiên.[13]
    • Nhớ hỏi trước xem họ có muốn tìm cách cải thiện tình trạng của mình không. Nhiều người muốn cố gắng tìm cách, nhưng một số người khác chỉ muốn để thời gian tự chữa lành. Bạn cần đảm bảo là người đó muốn sẵn lòng muốn nghe đề nghị của mình.
11

"Tớ gọi cho cậu được không?"

  1. Người đó có thể cần một người lắng nghe. Nếu cảm thấy tâm trạng của họ khá tệ hoặc cần được động viên an ủi thì hãy nhắn cho họ biết là họ có thể nói chuyện với bạn qua điện thoại. Dù có thể họ sẽ từ chối nhưng nhất định sẽ cảm kích và cảm thấy đỡ cô đơn hơn.[14]
    • Hoặc, bạn có thể đề nghị trò chuyện qua cuộc gọi video. Bạn có thể nói rằng: "Tối nay tớ rảnh, gọi video và xem phim hoặc trò chuyện với tớ nếu cậu muốn nhé".
    Quảng cáo
12

"Tớ qua chỗ cậu được không?"

  1. Hãy cho họ biết bạn luôn sẵn lòng đến bên cạnh họ. Trầm cảm có thể khiến một người không thể chủ động sắp xếp mọi thứ, dù tất cả những gì họ cần là dành thời gian với bạn bè. Hãy giúp họ bằng cách chủ động đề nghị đến với họ. Có thể họ không sẵn lòng nhưng sẽ cảm thấy vui hơn khi biết bạn luôn sẵn sàng đến bên cạnh họ.[15]
    • Bạn có thể nói rằng: "Nếu cậu không muốn thì chúng mình đừng nói chuyện gì nghiêm túc, xem phim hoặc tán gẫu thôi nhé!" .

Cảnh báo

  • Nếu bạn của bạn đang bị khủng hoảng hoặc có ý định tự tử thì hãy gọi đến đường dây nóng cho những người có ý định tự tử để được giúp đỡ. Nếu ở Mỹ, bạn có thể gọi đến đường dây 1-800-273-TALK (8255), ở Việt Nam, bạn có thể gọi tới Đường dây nóng Ngày mai 096 306 1414 và đừng quên nói cho một người bạn khác hoặc một thành viên đáng tin cậy trong gia đình biết về chuyện này.[16]
  • Dù muốn giúp đỡ bạn mình thế nào thì bạn cũng đừng quên đặt ra giới hạn cho bản thân. Hãy tự chăm sóc mình và đừng cố ép buộc bản thân nếu đôi lúc bạn không biết phải nói gì và cần không gian cho riêng mình.[17]

Bài viết wikiHow có liên quan

Nhắn tin mời bạn gái đi chơiNhắn tin mời bạn gái đi chơi
Nhắn tin an ủi cô gái đang trong kỳ kinh nguyệtNhắn tin an ủi cô gái đang trong kỳ kinh nguyệt
Làm lành với bạn thânLàm lành với bạn thân
Khéo léo từ chối một chàng trai qua tin nhắnKhéo léo từ chối một chàng trai qua tin nhắn
Trả lời tin nhắn cụt ngủn của con gáiTrả lời tin nhắn cụt ngủn của con gái
10 cách khéo léo để hỏi xem ai đó có thích bạn của bạn hay không10 cách khéo léo để hỏi xem ai đó có thích bạn của bạn hay không
Dỗ dành người khác khi bạn không thể làm gì ngoài việc an ủiDỗ dành người khác khi bạn không thể làm gì ngoài việc an ủi
Nhận biết một người né tránh bạnNhận biết một người né tránh bạn
Trả lời câu hỏi "Cậu thích tớ ở điểm gì?"Trả lời câu hỏi "Cậu thích tớ ở điểm gì?"
Chọc cười bạn bè qua tin nhắnChọc cười bạn bè qua tin nhắn
Nhắn tin mời một cô gái đi xem phimNhắn tin mời một cô gái đi xem phim
Giúp đỡ một người bạn tiêu cựcGiúp đỡ một người bạn tiêu cực
An ủi bạn bè vượt qua nỗi đau thất tìnhAn ủi bạn bè vượt qua nỗi đau thất tình
Chấm dứt Tình bạnChấm dứt Tình bạn
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Jessica George, MA, CHt
Cùng viết bởi:
Huấn luyện viên cuộc sống chuyên nghiệp
Bài viết này đã được cùng viết bởi Jessica George, MA, CHt. Jessica George là huấn luyện viên cuộc sống chuyên nghiệp kiêm nhà đồng sáng lập Evolve Therapy Coaching tại Glendale, California. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, bà chuyên kết hợp các dịch vụ trị liệu và huấn luyện, tư vấn cặp đôi, và thôi miên lâm sàng. Jessica có bằng cử nhân của Đại học California, Santa Barbara và bằng thạc sĩ Tư vấn Tâm lý và Liệu pháp trò chuyện của Đại học Ryokan. Bà cũng có chứng nhận Huấn luyện viên Cuộc sống Chuyên nghiệp của Viện Fowler và chứng nhận Khả năng Vô hạn trong mối quan hệ. Jessica là thành viên của Hội đồng Quốc tế dành cho Huấn luyện viên và Người thực hành (IBCP).
Chuyên mục: Tình bạn
Trang này đã được đọc 555 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo