Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Trong một vài trường hợp, việc đổi bác sĩ là điều cần thiết. Việc này thường là do hoàn cảnh như phải di chuyển đến nơi xa, nhưng đôi khi là do bệnh nhân không hài lòng. Bất kể lý do là gì thì việc tìm bác sĩ mới cũng đòi hỏi thời gian, quá trình tìm hiểu và sự thận trọng.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Dừng các dịch vụ của bác sĩ cũ

  1. 1
    Biết khi nào nên đổi bác sĩ. Thay đổi bác sĩ là một quyết định hệ trọng. Đôi khi việc đổi bác sĩ là không cần thiết. Ví dụ, nếu bạn hoặc bác sĩ của bạn đi xa thì việc tìm bác sĩ mới là cần thiết. Tuy nhiên, đôi khi không may là sự lơ là hoặc biểu hiện kém ở bác sĩ đang điều trị khiến bạn muốn thay đổi. Bạn nên cân nhắc tìm một bác sĩ mới nếu xảy ra một trong những vấn đề sau:
    • Bác sĩ gạt đi những lời than phiền của bạn, nhất là khi bạn là người lớn tuổi. Bệnh nhân lớn tuổi thường bị bác sĩ bỏ qua hoặc phớt lờ những than phiền về đau đớn của họ vì cho rằng đó là do tuổi tác.[1]
    • Bác sĩ yêu cầu làm các xét nghiệm mà không giải thích lý do.[2]
    • Bác sĩ thường ngắt lời bạn và không tương tác với bạn với thời gian đủ lâu mỗi lần khám bệnh.[3]
    • Bác sĩ kê toa thuốc hoặc yêu cầu phẫu thuật và đưa ra phác đồ điều trị mà không nắm được bệnh sử của bạn hoặc rất ít thảo luận trước với bạn.[4]
    • Nếu bác sĩ của bạn từng bị cáo buộc sai sót y khoa thì đó có lẽ là lý do thích đáng để đổi bác sĩ.
    • Nếu bạn có bệnh lý đặc biệt mà bác sĩ của bạn không phải là chuyên gia trong lĩnh vực đó, bạn cần tìm một bác sĩ mới.
  2. 2
    Xác định những điều nói với bác sĩ nếu có. Khi đổi bác sĩ, bạn cần xác định xem liệu các lý do bạn rời khỏi bác sĩ đó có đáng để giải thích không.
    • Nếu bạn rời khỏi bác sĩ vì không hài lòng với sự phục vụ của họ, bạn có thể nói ra. Bác sĩ chắc chắn muốn vui lòng bệnh nhân và không muốn bị mất uy tín, do đó sự phản hồi có thể giúp họ có biểu hiện tốt hơn trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều người không thấy thoải mái khi nói chuyện trực tiếp. Bạn có thể cân nhắc viết một bức thư và gửi đến văn phòng của bác sĩ.[5]
    • Nếu cảm thấy không thoải mái với bác sĩ đang điều trị, bạn hoàn toàn có thể rời bỏ mà không cần giải thích lý do. Các bác sĩ thường rất bận rộn và có thể không để ý đến việc mất một bệnh nhân, nhất là khi bạn không đến khám thường xuyên.[6]
  3. 3
    Nhờ bác sĩ trước của bạn giới thiệu. Đôi khi việc đổi bác sĩ không phải do quan hệ không tốt giữa bác sĩ và bệnh nhân. Nếu bạn và bác sĩ có quan hệ tốt thì không có người giới thiệu nào hơn tốt hơn bác sĩ trước của bạn.
    • Có thể bác sĩ có đồng nghiệp chuyên về lĩnh vực mà bạn nên chuyển hướng điều trị sang đó. Các trường y có những cộng đồng quen biết rộng rãi và thường có một danh sách bác sĩ tham khảo. Thậm chí nếu bạn phải di chuyển đến một nơi thật xa, họ cũng có thể giới thiệu bác sĩ khác cho bạn.
    • Vì bác sĩ hiện tại đã biết bệnh sử của bạn, họ có thể giúp tìm một bác sĩ khác có thể đáp ứng được nhu cầu đặc biệt của bạn. Thực tế, bác sĩ điều trị có thể đề nghị bạn chuyển sang một chuyên gia nếu họ gặp khó khăn với bệnh trạng của bạn.[7]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Tìm sự thay thế

  1. 1
    Hỏi xung quanh. Tìm lời khuyên từ những người mà bạn tin tưởng như bạn bè và người thân trong gia đình khi bắt đầu tìm một bác sĩ khác.
    • Hỏi bạn bè và người thân trong gia đình nhiều dạng câu hỏi. Hỏi xem họ có biết bác sĩ nào tốt, họ có giới thiệu bác sĩ của họ không, mất bao lâu để có cuộc hẹn gặp bác sĩ, thời gian chờ đợi và thời gian bác sĩ dành cho bệnh nhân là bao lâu.[8]
    • Nếu bạn đang khám ở một chuyên gia chăm sóc sức khỏe như bác sĩ chuyên trị dị ứng hay bác sĩ da liễu, bạn có thể nhờ họ giới thiệu. Bác sĩ chuyên khoa có thể giới thiệu bạn với bạn bè hoặc đồng nghiệp của họ.[9]
  2. 2
    Tìm kiếm trên mạng. Có nhiều cách để tìm bác sĩ qua mạng. Điều này thực sự hữu ích nếu bạn chưa biết gì về lĩnh vực này hoặc không quen biết ai có thể hỏi được.
    • Nếu bạn sống ở Mỹ thì Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ có một công cụ tìm kiếm bác sĩ. Không những bạn có thể tìm được các bác sĩ chuyên khoa trong vùng bạn ở, mà bạn còn thăm dò được uy tín của bác sĩ. Thông tin về sai sót y khoa và sự hài lòng của bệnh nhân về bác sĩ đều sẵn có.[10]
    • Bạn cũng có thể tìm các nhà cung cấp bảo hiểm trên mạng. Họ thường có danh sách các bác sĩ chấp nhận bảo hiểm của bạn, và bạn có thể tìm theo lĩnh vực chuyên khoa và địa điểm.[11]
    • Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Giá phải chăng có một danh sách các nhà cung cấp trên mạng. Những website khác như healthfinder.gov cũng có dữ liệu về các bác sĩ điều trị.[12]
    • Các trang xếp loại bác sĩ như Healthgrades có thể là công cụ có tính chất may rủi để đánh giá trình độ của bác sĩ. Người ta thường chỉ đăng khi họ thích hoặc ghét một bác sĩ nào đó, do vậy các nhận xét thường mang tính thành kiến hoặc chỉ là phản ứng vì sự thất vọng nhất thời.[13]
  3. 3
    Sắp xếp cho cuộc hẹn đến bác sĩ khám lần đầu. Khi đã tìm được bác sĩ mà bạn nghĩ là thích hợp, bạn nên sắp xếp để đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Khi đó bạn có thể trao đổi với bác sĩ mới về bệnh sử và các nhu cầu đặc biệt của bạn.
    • Khi gọi điện cho bác sĩ để xin cuộc hẹn, bạn cần chuẩn bị một số câu hỏi. Hỏi về thời gian khám thường mất bao lâu, quá trình xét nghiệm và chụp X quang mất bao lâu, bác sĩ có bằng chứng nhận chuyên khoa không, và bệnh nhân phải đến gặp ai nếu bác sĩ vắng mặt.[14]
    • Có lẽ bạn cần phải đến sớm hơn 15-20 phút để điền vào các mẫu hồ sơ. Bạn cần phải nhớ rõ bệnh sử của mình trước khi đi và đem theo danh sách các loại thuốc đang dùng và liều lượng sử dụng. Bác sĩ cũng có thể sẽ hỏi về tình trạng dị ứng hoặc phản ứng thuốc nghiêm trọng của bạn, do đó bạn cần có cả những thông tin trên.[15]
    • Bác sĩ sẽ hỏi bạn về bệnh sử gia đình. Bạn nên chuẩn bị trong đầu thông tin tóm tắt về các bệnh nghiêm trọng như ung thư hoặc đau tim trong bệnh sử gia đình của bạn.[16]
  4. 4
    Đánh giá về cuộc hẹn gặp bác sĩ. Sau cuộc hẹn khám đầu tiên với bác sĩ, bạn cần cân nhắc xem liệu bác sĩ này có thích hợp với bạn không. Nếu không, bạn có thể tiếp tục tìm kiếm bác sĩ khác.
    • Trung thực với chính mình. Bạn có thấy thoải mái khi ở văn phòng bác sĩ không? Bác sĩ mới có lặp lại sai lầm nào giống như bác sĩ cũ không? Bạn không nên đổi bác sĩ rồi lại gặp chính những vấn đề cũ. Nếu không hài lòng với trải nghiệm đó, bạn nên tiếp tục tìm kiếm.
    • Bác sĩ mới có khả năng giúp bạn xử lý các vấn đề sức khỏe đặc biệt của bạn không? Nếu lĩnh vực chuyên khoa của bác sĩ mới không đáp ứng với tình trạng của bạn, có thể bạn cần tiếp tục tìm kiếm.
    • Bác sĩ có lịch sự và tôn trọng khi khám bệnh không? Thái độ kém của bác sĩ khi ở bên giường bệnh nhân là một lý do khiến nhiều người đổi bác sĩ. Xem lại quá trình trao đổi với bác sĩ mới của bạn và xác định xem bác sĩ có nói gì khiến bạn thấy khó chịu hoặc làm tổn thương cảm xúc của bạn không. Lần này cũng vậy, chắc hẳn bạn không muốn lặp lại các vấn đề cũ.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Kiểm soát việc chuyển tiếp

  1. 1
    Đảm bảo rằng bác sĩ mới chấp nhận bảo hiểm của bạn. Việc chăm sóc sức khỏe có thể rất tốn kém nếu không có bảo hiểm. Bạn cần đảm bảo bác sĩ chấp nhận bảo hiểm của bạn.
    • Bạn có thể gọi đến văn phòng bác sĩ để hỏi hoặc kiểm tra trên mạng. Nhiều khi bạn có thể tìm được bác sĩ khi làm việc với công ty bảo hiểm. Đây là một cách tuyệt vời để đảm bảo chi phí y tế được thanh toán.
    • Nếu có bất cứ thắc mắc nào về việc thanh toán hay đồng chi trả, bạn cần làm rõ với công ty bảo hiểm trước khi đến bác sĩ. Chắc hẳn bạn không muốn trả một khoản tiền lớn ngoài dự tính một tháng sau khi đến khám lần đầu tiên.
  2. 2
    Chuyển hồ sơ bệnh án. Bạn cần chuyển hồ sơ bệnh án đến bác sĩ mới. Việc này có thể thực hiện theo nhiều cách.
    • Bạn có thể xin bản sao hồ sơ bệnh án qua điện thoại. Một vài văn phòng thậm chí còn có cổng thông tin bệnh nhân cho phép bạn tiếp cận với hồ sơ bệnh án online. Bạn có thể nhận hồ sơ bệnh án trực tiếp và đem đến bác sĩ mới. Nhớ yêu cầu các hồ sơ như kết quả xét nghiệm, x-quang và ảnh chụp cắt lớp (CAT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).[17]
    • Nếu bạn đang được giới thiệu đến một chuyên gia, những ghi chú về hội chẩn có thể giúp bác sĩ mới hiểu tình trạng bệnh của bạn. Theo pháp luật thì những ghi chú này thuộc về bác sĩ, nhưng bạn cũng có quyền có bản sao. Bạn có thể nhận được những giấy tờ này khi yêu cầu xin hồ sơ bệnh án.[18]
    • Bạn có thể xin hồ sơ trực tiếp tại bàn tiếp bệnh nhân ở văn phòng bác sĩ. Có thể bạn phải trả phí cho các bản in, nhưng đạo luật Trách nhiệm Giải trình và Cung cấp Thông tin Bảo hiểm Y tế quy định bạn chỉ phải trả các phí dựa vào chi phí. Nói chung, nếu có thì phí đó vào khoảng $20. Nếu hồ sơ bệnh án của bạn quá dài, có thể bạn phải trả thêm.[19]
  3. 3
    Sắp xếp và tổ chức. Việc chuẩn bị bệnh sử của chính bạn có thể giúp quá trình chuyển tiếp diễn ra trôi chảy. Bạn cũng nên đảm bảo không có khoảng trống trong việc chuyển tiếp. Chắc bạn không muốn thiếu bác sĩ trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi đã dùng hết toa thuốc mà không có ai kê toa lại cho bạn.
    • Đảm bảo các toa thuốc của bác sĩ cũ phải được kê lại đầy đủ trước khi bạn tìm bác sĩ mới. Như vậy bạn sẽ không bị thiếu thuốc uống nếu quá trình tìm bác sĩ mới kéo dài và toa thuốc của bạn hết hiệu lực.[20]
    • Chuẩn bị danh sách bệnh sử, bao gồm các loại thuốc, tình trạng dị ứng, các bệnh di truyền trong gia đình và giao cho bác sĩ mới. Bệnh án mới thường ngắn và khó mà bao gồm mọi thông tin cần thiết. Bác sĩ càng biết nhiều thông tin về bạn thì càng tốt.[21]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Bạn bè và người thân trong gia đình có thể giúp bạn chọn lựa bác sĩ mới khi họ nêu ý kiến cá nhân về bác sĩ của họ.
  • Nếu là sinh viên, bạn có thể tìm được bác sĩ điều trị thông qua trường. Tuy nhiên bạn cần biết chắc rằng trường của bạn có uy tín trong cộng đồng y khoa trước khi tìm dịch vụ chăm sóc sức khỏe thông qua trường đại học.

Cảnh báo

  • Mặc dù hiếm khi xảy ra, nhưng cũng có những trường hợp bác sĩ cố lừa bệnh nhân ở lại bằng cách giữ hồ sơ bệnh án. Hãy hiểu rằng bạn có quyền hợp pháp đối với bệnh án của mình.
  • Bạn cần phải tìm hiểu. Chắc hẳn bạn không muốn gặp một bác sĩ mang tiếng xấu. Hãy đề phòng các tuyên bố sai sót y khoa và cố gắng thăm dò uy tín của bác sĩ mới.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Bẻ Đốt sống Lưng
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Chris M. Matsko, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ gia đình
Bài viết này đã được cùng viết bởi Chris M. Matsko, MD. Tiến sĩ Matsko là bác sĩ đã nghỉ hưu có văn phòng làm việc tại Pittsburgh, Pennsylvania. Ông đã được trao giải thưởng Lãnh đạo xuất sắc của Đại học Pittsburgh Cornell. Ông đã nhận bằng Tiến sĩ của Trường Đại học Y Temple năm 2007. Ông có chứng chỉ Nghiên cứu từ AMWA vào năm 2016 và chứng chỉ Viết & biên tập nội dung y khoa từ Đại học Chicago vào năm 2017. Bài viết này đã được xem 1.715 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 1.715 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo