Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Sống chung với một người vợ/chồng thích kiểm soát sẽ rất mệt mỏi. Người có tính kiểm soát thường quản lý chi li, chỉ trích, và hạn chế những hoạt động của người bạn đời. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng và thường xuyên của những hành vi kiểm soát mà bạn nên nói chuyện với vợ/chồng mình nhằm cải thiện đời sống hôn nhân, hoặc bạn có thể nhờ đến chuyên gia tư vấn. Nếu hành vi đó rất quá đáng hoặc không hề cải thiện dù nhận được lời khuyên, có lẽ bạn cần cân nhắc kết thúc mối quan hệ với người có thói kiểm soát để giành lại sự tự cho cho chính mình.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Xử lý những trường hợp nhỏ thể hiện hành vi thích kiểm soát

  1. 1
    Giữ bình tĩnh. Đối với nhiều người, tranh cãi là một phản ứng tự nhiên khi vợ/chồng có hành vi kiểm soát. Thật không may là người thích kiểm soát sẽ không ngừng phản kháng và không để bạn thắng trong cuộc cãi vã, vì thế cách này thường sẽ chỉ khiến sự việc thêm nghiêm trọng. Thay vì tranh cãi, bạn nên giữ thái độ điềm tĩnh và tự chủ. Bạn có thể phản đối ý kiến của đối phương mà không cần phải la hét hoặc thiếu tôn trọng họ.[1]
    • Nếu bạn thấy mình không thể đồng ý với đối phương, hãy cân nhắc nói điều gì đó như "Em hiểu quan điểm của anh, nhưng mà anh đã nghĩ đến điều này chưa?" thay vì nói "Anh sai rồi. Ý kiến của em đúng hơn!"
    • Trong một số trường hợp, có thể bạn nhận ra rằng tốt nhất mình nên đồng ý với đối phương, tuy nhiên bạn nên thỏa thuận mà không cần phải tỏ ra nhượng bộ đối với hành vi kiểm soát của họ. Chẳng hạn, bạn có thể chủ động đưa ra quyết định của riêng mình trong khi vẫn xem xét ý kiến của vợ/chồng.
  2. 2
    Yêu cầu đối phương đưa ra một kế hoạch. Trong một số trường hợp, bạn có thể tận dụng khuynh hướng thích kiểm soát của vợ/chồng như là một cách để sửa chữa những vấn đề nhỏ trong đời sống hôn nhân. Giải thích vấn đề với họ, và thu hút mong muốn kiểm soát của họ bằng cách yêu cầu họ đưa ra kế hoạch để giải quyết vấn đề.
    • Bạn cần nói cụ thể nhất có thể khi mô tả vấn đề với đối phương. Ví dụ, thay vì nói "Anh là người thích kiểm soát quá mức", bạn nên nói "Em cảm thấy anh kiểm soát chi li các việc làm của em và không tin tưởng em có thể tự hoàn thành mọi việc".
    • Nếu vợ/chồng từ chối thừa nhận rằng vấn đề đang tồn tại thì cách này sẽ không có hiệu quả.
  3. 3
    Đồng cảm. Khi người bạn đời mong muốn hoặc cố gắng quản lý bạn, hãy cố nhìn nhận sự việc từ quan điểm của họ. Thử suy nghĩ tại sao đối phương lại hành động như vậy, và cố gắng thấu hiểu. Cách này sẽ giúp bạn tránh nổi giận khi vợ/chồng có hành vi kiểm soát bạn.[2]
    • Đây là cách giúp bạn hiểu được hành vi của đối phương và có thể bỏ qua những tranh cãi nhỏ, tuy nhiên đừng bao giờ dùng cách này để biện hộ cho hành vi thiếu tôn trọng bạn.
  4. 4
    Hỏi những câu hỏi mang tính xây dựng. Nếu đối phương bắt đầu chỉ trích hoặc tra hỏi bạn, bạn cần nhanh chóng chuyển chủ đề bằng cách đặt ra những câu hỏi thông minh. Hãy đưa ra những câu hỏi mà khiến người vợ/chồng thích kiểm soát nhận ra rằng sự mong đợi của họ là vô lý và hành động của họ là không thể chấp nhận. Chẳng hạn, bạn có thể nói "Anh đã giải thích đúng điều mà anh muốn em làm chưa?" hoặc là "Em sẽ rời khỏi nhà trừ khi anh học cách tôn trọng em. Đó có phải là điều anh muốn không?"[3]
    • Tránh trở nên cố chấp, bởi vì nó sẽ chỉ làm gia tăng hành vi kiểm soát.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Khắc phục những kịch bản lặp lại của hành vi kiểm soát

  1. 1
    Chuẩn bị tinh thần khi bị phủ nhận. Người có thói kiểm soát thường không biết là họ đang kiểm soát. Sự thật là nhiều người thích kiểm soát lại có cảm giác như thể họ đang bị điều khiển, điều này có thể giải thích vì sao họ cảm thấy cần phải trở nên quyết đoán. Nếu bạn đang đối mặt với người vợ/chồng có thói quen kiểm soát quá mức, bạn sẽ phải thuyết phục họ rằng họ chính là người đang kiểm soát, và điều này sẽ cần thời gian.[4]
    • Thể hiện sự tôn trọng khi nói chuyện. Nếu bạn muốn cứu vãn cuộc hôn nhân của mình, bạn không nên công kích tính cách của đối phương. Thay vào đó, hãy tập trung chỉ rõ những hành động hoặc tình huống nào khiến bạn buồn bực.
    • Sử dụng ví dụ nhiều nhất có thể khi giải thích quan điểm của bạn về "sự kiểm soát".
  2. 2
    Thiết lập giới hạn. Khi bạn đã trao đổi với vợ/chồng về hành vi kiểm soát của họ, bạn sẽ cần phải nói rõ những điều mà bạn sẵn lòng tha thứ. Hãy giải thích với đối phương tất cả chi tiết về loại hành vi cần phải được khắc phục.[5]
    • Bạn sẽ cần tạo một danh sách gồm những vấn đề nghiêm trọng nhất và trao đổi với đối phương về những điều cụ thể mà bạn có thể làm được để tránh những tranh cãi trong tương lai.
    • Bạn cần nhớ rằng có thể vợ/chồng của bạn sẽ nghĩ rằng bạn mới chính là người đang kiểm soát họ, vì thế hãy mở lòng lắng nghe các giới hạn mà họ đề xuất.
  3. 3
    Thoả thuận hậu quả. Đối phương sẽ cần bạn thường xuyên nhắc nhở về các giới hạn của bạn, vì thế hãy quyết định xem loại hành vi nào sẽ dẫn đến hậu quả và những hậu quả đó sẽ là gì. Điều này chỉ nên áp dụng cho những lần xúc phạm mà không thể hoà giải.[6]
    • Đối với các xung đột nhỏ, đối phương sẽ cần bạn nhẹ nhàng nhắc nhở về các giới hạn đã thiết lập.
    • Không nên lạm dụng các hậu quả. Rút lại các đặc quyền hoặc sự chăm sóc như là một hậu quả cho hành vi xúc phạm nhỏ nhất mà người thích kiểm soát phạm phải!
    • Những hậu quả mả bạn đặt ra cần phải thật sự nghiêm trọng. Chẳng hạn, bạn quyết định sẽ rời khỏi nhà nếu vợ/chồng không cố gắng cư xử tôn trọng bạn trong tháng sau.
  4. 4
    Nhờ đến chuyên gia tư vấn. Nếu đối phương không sẵn lòng thừa nhận hành vi kiểm soát, hoặc nếu cả hai bạn không thể tự xử lý vấn đề, hãy cân nhắc nhờ đến chuyên gia tư vấn. Vợ/chồng của bạn có thể cần chuyên gia giải thích cho họ hiểu hành vi kiểm soát là như thế nào và cách để khắc phục nó.[7]
    • Bạn có thể thử liệu trình dành cho cặp đôi, bởi vì cách này sẽ cho bạn cơ hội để nói với nhau về vấn đề của bạn dưới sự hướng dẫn của chuyên gia tư vấn về hôn nhân gia đình.
    • Đối phương cũng có thể cần đến liệu trình dành cho cá nhân, để giúp họ nhận ra lý do của hành vi kiểm soát, chẳng hạn sự thiếu tự tin hoặc một tuổi thơ đau buồn.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống riêng của bạn

  1. 1
    Đừng để bản thân bị cô lập. Nhiều người thích kiểm soát thường cô lập vợ/chồng bằng cách chi phối thời gian của đối phương hoặc cấm họ gặp gỡ bạn bè. Nếu bạn gặp phải trường hợp này, bạn cần phải đấu tranh cho chính mình và cho họ biết rằng bạn sẽ không để những mối quan hệ bạn bè của bạn bị tổn hại.[8]
    • Bạn có quyền ở một mình, vì thế hãy cho đối phương biết nếu bạn cần thời gian để theo đuổi đam mê riêng hoặc chỉ muốn được làm chính mình. Động viên vợ/chồng của bạn thực hiện sở thích riêng sẽ khiến vấn đề dễ dàng hơn.
    • Bạn vẫn nên dành thời gian bên cạnh vợ/chồng của mình nếu bạn muốn cải thiện cuộc sống hôn nhân. Hãy dành thời gian ý nghĩa cùng nhau thực hiện nhiều hoạt động thú vị.
  2. 2
    Tránh chỉ trích bản thân. Nếu vợ/chồng thích kiểm soát liên tục phê phán bạn, có thể bạn sẽ bắt đầu cảm thấy như thể bạn đã làm điều gì đó đáng bị chê trách như thế. Bạn cần phải nhắc nhở bản thân rằng bạn xứng đáng điều tốt đẹp nhất, và cố gắng không tự chỉ trích bản thân.[9]
    • Tự chỉ trích sẽ khiến bạn nghi ngờ khả năng của chính mình. Nếu điều này đã xảy ra với bạn, hãy tự nhắc nhở bản thân về mục tiêu mà bạn đã từng muốn đạt được và loại bỏ mọi suy nghĩ tiêu cực mà đối phương đã gieo vào đầu bạn về năng lực của mình. Thực hiện những bước nhỏ hướng đến đạt được những mục tiêu này là một cách tuyệt vời để bắt đầu trả tự do cho bản thân khỏi người vợ/chồng thích kiểm soát.
  3. 3
    Đừng cảm thấy có lỗi hoặc mắc nợ. Nhiều người thích kiểm soát lợi dụng cảm giác tội lỗi để điều khiển bạn đời của họ. Nếu đối phương lợi dụng điều này, bạn phải hiểu đó là cách mà họ dùng để quản lý bạn, và đừng để nó ảnh hưởng đến quyết định của bạn.[10]
    • Một số người vợ/chồng có thói quen kiểm soát có thể khiến bạn đời của họ cảm thấy tội lỗi bằng cách oán trách về việc họ sẽ không thể sống nổi nếu người bạn đời của họ bỏ đi, hoặc thậm chí đe dọa tự làm hại bản thân.
    • Những đối tượng khác có thể khiến người bạn đời của họ cảm thấy tội lỗi bằng cách làm cho họ nghĩ rằng họ mắc nợ vợ/chồng điều gì đó vì cho họ nhà để ở hoặc yêu thương họ.
  4. 4
    Giữ vững niềm tin của bạn. Nhiều người kiểm soát bạn đời của họ bằng cách nói với đối phương về điều cần nghĩ và những giá trị cần phải có. Nếu bạn có những ý kiến và niềm tin khác với vợ/chồng thì điều quan trọng là bạn cần đấu tranh vì quyền lợi của mình để giữ vững niềm tin đó.[11]
    • Nếu bạn theo một tôn giáo khác với đối phương, hãy duy trì tín ngưỡng độc lập của bạn bằng cách tiếp tục đến các cơ sở tôn giáo một mình hoặc đi cùng người thân.
    • Nếu bạn có quan điểm chính trị khác với vợ/chồng của bạn, hãy đi bầu cử dựa trên niềm tin của riêng bạn.
  5. 5
    Sẵn sàng từ bỏ mối quan hệ không hạnh phúc. Trong một số trường hợp, hành vi kiểm soát có thể được khắc phục và sự tôn trọng lẫn nhau sẽ phát huy, tuy nhiên bạn cần nhận ra rằng điều này không phải lúc nào cũng xảy ra. Thường thì người thích kiểm soát sẽ không thể dễ dàng thay đổi, vì thế bạn cần phải sẵn lòng kết thúc mối quan hệ nếu nó khiến bạn tổn thương.[12]
    • Có những hành vi cụ thể sẽ không nên được tha thứ. Nếu đối phương bạo hành bạn về mặt thể xác, bằng lời nói, cảm xúc, hoặc tình dục, thì cách tốt nhất là nên chấm dứt mối quan hệ đó. Nếu bạn cần hỗ trợ, hãy gọi đến đường dây nóng chống bạo lực gia đình.
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Quên một NgườiQuên một Người
Khiến một chàng trai hết giận sau trận cãi vãKhiến một chàng trai hết giận sau trận cãi vã
Đối phó với kẻ nói xấu sau lưngĐối phó với kẻ nói xấu sau lưng
Đối phó với Kẻ Bắt nạtĐối phó với Kẻ Bắt nạt
Khiến người yêu cũ quay về bên bạnKhiến người yêu cũ quay về bên bạn
Đuổi khéo khách ra khỏi nhàĐuổi khéo khách ra khỏi nhà
Từ bỏ Người mà Bạn từng Yêu Sâu đậmTừ bỏ Người mà Bạn từng Yêu Sâu đậm
Trò chuyện với người yêu cũTrò chuyện với người yêu cũ
Trả thù người yêu cũ ái kỷTrả thù người yêu cũ ái kỷ: 12 cách để khiến họ thất vọng
Bắt đầu mối quan hệ "friends with benefits"Bắt đầu mối quan hệ "friends with benefits"
Đối mặt với sự phản bội của bạn bèĐối mặt với sự phản bội của bạn bè
Quên đi tình cũ mà bạn còn yêuQuên đi tình cũ mà bạn còn yêu
Vượt qua các vấn đề về lòng tin trong mối quan hệVượt qua các vấn đề về lòng tin trong mối quan hệ
Nhận biết Nếu Đang bị Bạn bè Lợi dụngNhận biết Nếu Đang bị Bạn bè Lợi dụng
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Liana Georgoulis, PsyD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học
Bài viết này đã được cùng viết bởi Liana Georgoulis, PsyD. Bác sĩ Liana Georgoulis là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép với hơn 10 năm kinh nghiệm, hiện là trưởng khoa lâm sàng của Coast Psychological Services tại Los Angeles. Cô đã nhận được bằng Bác sĩ Tâm lý của Đại học Pepperdine vào năm 2009. Phòng khám của cô cung cấp liệu pháp hành vi nhận thức và các liệu pháp dựa trên bằng chứng khác cho thanh thiếu niên, người lớn và các cặp vợ chồng. Bài viết này đã được xem 4.876 lần.
Trang này đã được đọc 4.876 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo