Bài viết này đã được cùng viết bởi Nicole Barile, PhD, NTP. Nicole Lippman-Barile là chuyên gia tâm lý học lâm sàng, chuyên gia dinh dưỡng trị liệu hành nghề tại New York. Là một chuyên gia tâm lý học, cô chuyên điều trị chứng lo âu, rối loạn tính khí, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và các chứng rối loạn liên quan khác. Là một chuyên gia dinh dưỡng trị liệu, Lippman-Barile chuyên điều trị rối loạn đường huyết, sức khỏe tiêu hóa và rối loạn tính khí liên quan đến thực phẩm. Cô có bằng tiến sĩ về tâm lý học lâm sàng của Đại học Hofstra và chứng chỉ chuyên gia dinh dưỡng trị liệu của Hiệp hội Dinh dưỡng Trị liệu.
Thái độ im lặng phớt lờ của ai đó có thể khiến bạn rất khó chịu, nhất là khi bạn đang cố gắng nói chuyện tình cảm với họ. Bạn có thể cảm thấy bức xúc khi mọi thứ bắt đầu căng thẳng mà họ vẫn nín thinh. Điều quan trọng lúc này là dành cho mình không gian riêng và quan tâm đến nhu cầu của bản thân. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đối phó với tình huống này để bạn có một cuộc trò chuyện thiện chí và có hiệu quả.
Các bước
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:Phản hồi thái độ im lặng bất hợp tác
-
1Khoan đánh giá người đó nếu bạn còn chưa chắc chắn. Xem xét tình huống trước khi mặc nhiên cho rằng đối phương bất hợp tác. Nếu bạn tự động nghĩ điều tồi tệ về người kia, có lẽ là bạn đang xem xét quá nhiều về hành vi của họ. Ví dụ, thay vì nghĩ “Mỗi lần mình buồn bực, anh ấy chẳng bao giờ chia sẻ với mình. Anh ấy thật là thiếu nhạy cảm,” bạn có thể luyện cho bản thân nghĩ khác đi “Anh ấy không thể nói chuyện ngay khi đi làm về chứ không phải là đang phớt lờ mình. Anh ấy chỉ mệt mỏi sau một ngày dài làm việc thôi."
- Nếu bạn cảm thấy khó đánh giá hành vi của đối phương, hãy thử lùi lại một chút và ở yên một mình. Sau một tiếng đồng hồ ngẫm nghĩ, bạn có thể cảm thấy dễ chịu hơn nhiều và nhận ra rằng có một số điều bạn muốn nói với người kia. [3]
-
2Cho đối phương chút không gian riêng. Đừng nài nỉ, thúc giục và ép người kia nói chuyện. Bạn không thể buộc người ta nói chuyện với mình – điều này có khi còn khiến cho mọi thứ tệ hơn. Nếu bạn cố gắng nói chuyện với họ hoặc gây sự, họ sẽ có thái độ phòng thủ, và có thể còn lầm lì hơn nữa.[4]
- Ở chiều ngược lại, bạn cũng đừng tỏ thái độ im lặng tương tự. Điều này có thể phát đi thông điệp là kiểu hành vi này là được chấp nhận. Vào lúc này, bạn chỉ cần nói với họ rằng thái độ im lặng như vậy khiến bạn cảm thấy thế nào và dừng lại ở đó.
-
3Nói với người kia rằng bạn muốn nói chuyện sau. Cho đối phương biết ngay từ bây giờ để họ không bị bất ngờ khi sau đó bạn nhắc lại sự việc. Trước khi cho người kia không gian riêng, bạn có thể nói điều gì đó như “Chúng ta cần phải nói chuyện về việc này, nhưng em nghĩ bây giờ cả hai cần phải bình tâm lại đã” hoặc “Anh không biết chuyện gì đang xảy ra với em. Anh muốn nói chuyện với em sau, nhưng bây giờ anh cần ở một mình.”[5]
- Bạn có thể dùng cử chỉ hoặc lời nói để cho người kia biết bạn đang cần tạm dừng cuộc đối thoại, chẳng hạn như một câu ngắn gọn và đúng trọng tâm như “Em đang bị áp lực quá.”
- Nếu bạn là người chưa sẵn sàng nói chuyện, không sao cả! Bạn chỉ cần nói “Anh cũng muốn nói chuyện với em về việc này, nhưng anh cần nghỉ một thời gian mới nói chuyện được.”
-
4Tạm thời tách ra xa nhau một chút. Hai bên nên cho nhau một chút không gian để nguội bớt. Rất có thể cả hai đều bị quá tải hoặc bực bội, dù mỗi người diễn đạt theo một cách khác nhau. Hãy đi sang một phòng khác hoặc ra khỏi nhà để cả hai có thời gian ở một mình.[6]
- Các hoóc môn gây căng thẳng khiến tim đập nhanh và huyết áp tăng, và điều này sẽ khiến bạn khó nói chuyện quan trọng về cảm xúc với người kia.
-
5Đặt mình vào hoàn cảnh của đối phương. Hãy cảm thông với đối phương vì có lẽ họ cũng đang gặp khó khăn. Người ta thường chỉ chú ý vào cảm giác của bản thân khi gặp phải thái độ im lặng của đối phương, nhưng hãy dừng một chút để nghĩ xem điều gì khiến họ im lặng. Thái độ lặng thinh thường là một chiến thuật mà một số người sử dụng khi họ không nghĩ ra được cách nào khác để xử lý cảm xúc – họ đang đau khổ dù không nói ra.[7]
- Có những lúc bạn nên tự nhủ rằng đối phương cần được giúp đỡ nhưng họ không biết cách nói sao để bạn hiểu.
-
6Mở cuộc trò chuyện khi họ đã sẵn sàng. Chăm chú lắng nghe đối phương khi họ bắt đầu cởi mở. Tập trung vào việc lắng nghe khi họ sẵn sàng giao tiếp và đừng ngắt lời hoặc đặt câu hỏi vội, vì họ có thể sẽ phòng thủ và thu mình lại. Thay vào đó, hãy giao tiếp bằng mắt với họ, dẹp hết điện thoại và những thứ gây xao nhãng sang một bên, đồng thời cho người kia thấy rằng bạn đang chú ý lắng nghe.[8]
- Nếu bạn không biết chắc đối phương đã sẵn sàng nói chuyện chưa, hãy thử hỏi trước cho chắc.
-
7Nói với đối phương về cảm xúc của bạn. Nói rằng bạn cảm thấy bị tổn thương để họ biết rằng hành vi của họ là không chấp nhận được. Khi vấp phải sự im lặng bất hợp tác, bạn có thể chỉ muốn bỏ đi và ẩn náu cho đến khi mọi thứ qua đi. Trước khi làm bất cứ việc gì, bạn chỉ cần nói với người kia rằng thái độ im lặng của họ khiến bạn có cảm giác như thế nào. Đây là một cách để thiết lập giới hạn và cho họ thấy bạn không chấp nhận hành vi của họ. Ví dụ, bạn có thể nói:[9]
- "Em biết là anh chịu nhiều áp lực, nhưng anh chẳng nói chẳng rằng bỏ đi như vậy thì em cảm thấy rất khó chịu.”
- "Anh không biết chuyện gì đang xảy ra với em, nhưng anh rất ức chế khi em không chịu nói chuyện với anh.”
- "Rõ ràng là có chuyện gì đó không ổn mà anh lại không cho em biết. Em rất buồn vì anh không tin tưởng em.”
-
8Trao đổi với nhau để tiến tới trước. Cho họ biết rằng thái độ lặng thinh là không ổn, và đưa ra các giải pháp. Giữ thái độ tôn trọng và dùng câu có chủ ngữ là “tôi” để đối phương không cảm thấy đang bị công kích. Ví dụ, bạn có thể nói “Em thấy mình như người vô hình khi anh phớt lờ em. Anh muốn yên tĩnh cũng được, nhưng anh nên nói với em là anh không ổn và cần có không gian riêng.”[10]
- Thay vì nói “Anh làm cho em rất khó chịu khi cứ nín thinh như vậy,” hãy thử nói “Em cảm thấy bức bối khi anh không nói chuyện với em. Anh không muốn giải thích với em ngay bây giờ thì cũng được, nhưng anh cần cho em biết là anh muốn gì.”
Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:Đối phó với thái độ im lặng bất hợp tác
-
1Chuyển hướng tập trung vào nhu cầu của bạn. Cố gắng đừng nghĩ về đối phương và cảm giác họ gây ra cho bạn. Việc giữ khoảng cách giữa bạn và người kia còn bao gồm cả khoảng cách về tinh thần nữa! Đừng mãi nghiền ngẫm về đối phương hoặc băn khoăn tự hỏi không biết chuyện gì đang xảy ra. Thay vào đó, bạn hãy hình dung một chốn bình an cho bản thân bạn.
- Bạn có thể nhắm mắt và tưởng tượng lại một khung cảnh xinh đẹp luôn đem đến cho bạn cảm giác thư thái dễ chịu. Ví dụ, hãy nhớ lại một chuyến đi nghỉ ngoài bãi biển hoặc một nơi yêu thích mà bạn thường ẩn náu thời thơ bé.
-
2Thực hành thiền niệm hơi thở và giãn cơ. Chú tâm vào cơ thể và môi trường xung quanh để có cảm giác tự chủ. Khi đối diện với sự im lặng bất hợp tác, bạn có thể toát mồ hôi và tim đập mạnh. Hãy hít thở sâu và đều để điều hoà nhịp tim. Thư giãn và siết các cơ trong bàn tay trong vài giây, sau đó thả lỏng và lặp lại động tác này với các nhóm cơ khác.[11]
- Thử thả lỏng các cơ từ đầu xuống các ngón chân. Đừng vội – hãy tận hưởng cảm giác giải toả sự căng thẳng trong cơ thể.
-
3Làm những việc đem lại cho bạn cảm giác an toàn và tự chủ. Nghe nhạc, đi dạo hoặc trò chuyện với một người bạn thân thiết để tập trung vào bản thân. Điều này đối với mỗi người có thể khác nhau, thế nên bạn hãy chọn một hoạt động giúp bạn cải thiện tâm trạng. Ví dụ, có những người thích học sách hoặc nghe podcast.[12]
- Nếu bạn cảm thấy bứt rứt và khó chịu vì không nói chuyện được với người kia, hãy chạy bộ một vòng. Hoạt động thể chất thường là một cách hiệu quả để giải toả cảm xúc và năng lượng.
-
4Nói chuyện với chuyên gia trị liệu nếu bạn cảm thấy khó khăn. Chuyên gia trị liệu có thể cung cấp cho bạn các công cụ cần thiết trong giao tiếp. Nếu có thể, bạn hãy thuyết phục người kia đi trị liệu cùng bạn. Nhiều khi người ta dễ mở lòng hơn khi có một bên thứ ba làm trung gian. Nếu không được như vậy thì cũng không sao; bạn vẫn có thể nói chuyện với chuyên gia để có sự hỗ trợ mà bạn cần.[13]Quảng cáo
Lời khuyên
- Tìm kiếm sự giúp đỡ là đặc biệt quan trọngI nếu bạn cảm thấy như người yêu hoặc bạn đời của bạn đang cố trừng phạt bạn bằng sự im lặng. Đây có thể là một dấu hiệu của sự bạo hành tinh thần, nhưng bạn có thể tìm được các nguồn hỗ trợ. Bạn có thể gọi đến đường dây nóng phòng chống bạo lực gia đình số 18001768 để được tư vấn và hỗ trợ. Ở Mỹ, bạn có thể liên lạc đường dây nóng quốc gia phòng chống bạo lực theo số 1-800-799-SAFE (7233) hoặc vào trang thehotline.org.
Tham khảo
- ↑ https://ggia.berkeley.edu/practice/avoiding_the_four_horsemen_in_relationships
- ↑ https://psychcentral.com/health/stonewalling-and-gaslighting# what-are-they
- ↑ https://scholarsarchive.byu.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1038&context=familyperspectives
- ↑ https://www.relate.org.uk/relationship-help/help-relationships/communication/5-communication-tips-try-your-partner
- ↑ https://scholarsarchive.byu.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1038&context=familyperspectives
- ↑ https://scholarsarchive.byu.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1038&context=familyperspectives
- ↑ https://www.psychologytoday.com/us/blog/unified-theory-happiness/201909/six-ways-help-stop-the-abuse-silent-treatment
- ↑ https://www.relate.org.uk/relationship-help/help-relationships/communication/5-communication-tips-try-your-partner
- ↑ https://psychcentral.com/lib/stonewalling-in-couples-when-you-or-your-partner-shuts-down# when-youre-not-speaking-to-them
- ↑ https://www.relate.org.uk/relationship-help/help-relationships/communication/5-communication-tips-try-your-partner
- ↑ https://www.psychologytoday.com/us/blog/unified-theory-happiness/201909/six-ways-help-stop-the-abuse-silent-treatment
- ↑ https://psychcentral.com/lib/stonewalling-in-couples-when-you-or-your-partner-shuts-down# when-youre-not-speaking-to-them
- ↑ https://www.psychologytoday.com/us/blog/unified-theory-happiness/201909/six-ways-help-stop-the-abuse-silent-treatment