Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Khủng hoảng về sự tồn tại xảy ra khi những quan điểm của bạn về ý nghĩa cuộc sống, cũng như vị trí của bạn trong đó không còn tạo được sự thỏa mãn, định hướng hay yên bình trong tâm trí. Đối phó với sự khủng hoảng này đòi hỏi bạn phải thừa nhận tâm trạng hiện tại, sau đó định nghĩa lại ý nghĩa của cuộc sống bằng cách kết nối bản thân bạn với các niềm tin, tập trung năng lượng vào những nhiệm vụ hữu ích hoặc sáng tạo, và phân tích các bài học bạn đã học được từ trước đến nay.

Các bước

  1. 1
    Thừa nhận bạn đang bị khủng hoảng về sự tồn tại. Nếu bạn đang đặt câu hỏi về mục đích hoặc ý nghĩa của cuộc sống này, hoặc nếu nền tảng của cuộc sống đó bị suy yếu và lay động, thì có lẽ bạn đang trải qua thời kỳ khủng hoảng (gọi là khủng hoảng về sự "tồn tại" vì liên quan đến các ý niệm do quan điểm triết học của trường phái hiện sinh khám phá ra) mà có thể bắt nguồn từ:
    • Cảm giác cô đơn hoặc bị cô lập trên thế giới
    • Mới hiểu hay nhận thức được ý nghĩa về cái chết của một người
    • Tin rằng cuộc sống của một người không có mục đích hay ý nghĩa khách quan nào
    • Nhận thức về sự tự do của một người, và hậu quả của việc chấp nhận hay từ chối sự tự do đó
    • Một trải nghiệm cực kỳ hạnh phúc hay đau khổ khiến một người phải đi tìm ý nghĩa của cuộc sống.[1]
  2. 2
    Xác định ý nghĩa của cuộc sống. Trường phái hiện sinh thừa nhận mỗi cá nhân có quyền tự quyết định các thông số để vận hành sự tồn tại của họ. Quyết định tự mình đưa ý nghĩa vào cuộc sống mà không cần sự giúp đỡ của người khác có thể giúp bạn giải quyết được cuộc khủng hoảng về sự tồn tại. Dưới đây là một số phương pháp có thể hữu ích cho bạn.
    Quảng cáo
Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Phương pháp Vị Mê-si-a cuối cùng

Nhà triết học Na Uy Peter Wessel Zapffe cho rằng sự tự nhận thức của con người đã chủ động "kiềm chế thành phần phá hoại trong bản thân nó", và từ đó đưa ra bốn cách để thực hiện quan niệm này:

  1. 1
    Cô lập: Loại bỏ tất cả suy nghĩ và cảm xúc thất vọng hay bi quan khỏi nhận thức của bạn và chủ động phủ nhận chúng.
  2. 2
    Kết nối: Chống lại cảm xúc bị cô lập bằng cách "kết nối" nhận thức của bạn với các giá trị không đổi hay lý tưởng sống, như "Thiên Chúa, nhà thờ, nhà nước, sự qua đời, định mệnh, quy luật cuộc sống, con người, tương lai". Tái tập trung sự chú ý vào những việc này (cho dù bạn ủng hộ hay chống lại chúng) có thể giúp bạn cảm thấy như nhận thức của mình không bị trôi dạt, hoặc như Zapffe nói, xây "bức tường quanh không gian nhiễu động của sự nhận thức".
  3. 3
    Gây xao nhãng: Không suy nghĩ về những điều gây phiền muộn, bằng cách tạo ra nguồn gây xao nhãng trong cuộc sống. Tập trung tất cả năng lượng vào sở thích, dự án, công việc hay các đầu ra khác để chiếm hết suy nghĩ của bạn.
  4. 4
    Thăng hoa: Tái tập trung năng lượng vào các đầu ra tích cực sáng tạo như âm nhạc, nghệ thuật, văn học, hoặc bất kì hoạt động nào cho phép bạn thể hiện suy nghĩ hay cảm xúc.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Các phương pháp khác

  1. 1
    Hiểu nguyên nhân gây ra vấn đề. Nguyên nhân không phải do các suy nghĩ của bạn, mà là việc bạn bám theo chúng. Suy nghĩ của bạn (và ngôn ngữ mà bạn cấu thành chúng) bắt nguồn từ điều kiện xung quanh, xã hội và phản ứng của bạn đối với các trải nghiệm.
  2. 2
    Cố gắng nhìn cuộc sống và vị trí của bạn trong đó với trạng thái thật sự của nó. Đặt câu hỏi về mọi việc và cố gắng nhìn xa hơn những điều kiện về xã hội, chính trị, tinh thần hay cá nhân, và các quan điểm sai lầm.
  3. 3
    Thừa nhận rằng đây là một vấn đề chung. Con người chúng ta thường cảm thấy mình bị mắc kẹt trong cuộc chơi do người khác dàn dựng và kiểm soát, họ không quan tâm đến lợi ích của bạn hay của mọi người nói chung. Khi bạn gặp khủng hoảng, trong mắt bạn dường như người khác gặt hái thành công nhờ sự phớt lờ nỗi sợ và khả năng dắt mũi bạn. Nghiên cứu lịch sử nhân loại, cách thức dẫn đến cuộc sống xô bồ này, và vì sao mà cuộc sống ấy không ngừng tiếp diễn, sau đó hình thành nên sự hiểu biết của chính bạn về con đường tiếp theo của cuộc sống.
  4. 4
    Phải chăng cuộc sống này dường như đã được sắp đặt chu đáo? Có vẻ thật sự tồn tại một sự trùng khớp nào đó, tối thiểu ở mức độ vi mô.
  5. 5
    Ngừng so sánh mình với người khác. Khả năng cảm nhận niềm vui sẽ phát triển mạnh khi bạn ngừng so sánh bản thân với người khác, và chỉ so sánh mình với chính mình nếu cần phải làm thế. Nói một cách mỉa mai là nếu có thể thay đổi số phận, thì bạn có thể thực hiện sự so sánh đó từng bước một với thái độ chủ quan lạnh lùng.
  6. 6
    Không ngần ngại lập ra quy tắc của chính bạn. Nhớ bỏ đi từ "nên" - ở đây bạn là người nắm quyền. (Thông điệp này cũng là "nên", vì vậy bạn cần tiếp nhận với sự hoài nghi nhất định.) Bạn là người soi sáng cho các giá trị của mình, và đừng quên rằng cuối cùng thì giá trị đó đã ăn sâu trong cơ thể bạn, cho dù đó là tình cảm. Nếu bạn cảm thấy bối rối về việc "phải làm gì", giờ đây không ai nói cho bạn biết phải làm gì, đó chính là phần hấp dẫn nhất trên hành trình ... bạn còn nhớ tuổi thơ của mình không? Điều thần bí? Cuộc phiêu lưu? Ngửi thấy mùi mới và sờ loại vải mới? Thức ăn mới? Làm điều gì đó để nâng cao trải nghiệm của bạn.
  7. 7
    Cố gắng định hình vấn đề của bạn. Một số người viết ra ngay ngắn từng câu để giúp họ xác định vấn đề là gì. Những người khác thể hiện dòng suy nghĩ và cảm xúc của họ qua các bài thơ. Bạn cũng có thể viết lên cảm nghĩ của mình bằng văn xuôi.
  8. 8
    Tưởng tượng nhiều người khác cho bạn lời khuyên, là những người bạn thích hoặc kính trọng. Không nên chọn người có thể hạ thấp bạn. Bạn thử tưởng tượng về thầy Nam, giáo viên lớp 1 của bạn, hoặc người con gái bạn thầm thương hồi lớp 9. Họ không giúp được gì nhiều cho bạn phải không? Nhưng bạn vui khi nói chuyện với họ.
  9. 9
    Tưởng tượng bạn cho người khác lời khuyên khi họ gặp hoàn cảnh giống bạn. Bạn có còn cho rằng đó là một vấn đề lớn không?
  10. 10
    Giải quyết vấn đề. Nếu bạn không thể xác định được vấn đề của mình, điều đó có nghĩa tình trạng của bạn là hợp lý. Nếu giải pháp đòi hỏi phải thực hiện những thay đổi lớn, bạn nên dành vài ngày suy nghĩ về nó.
    • Nếu bây giờ bạn không thể làm gì để giải quyết vấn đề, hãy chấp nhận nó. Nếu trời đã khuya, bạn hãy đi ngủ; nếu bạn không thể ngủ, tìm việc gì đó làm nhưng đừng xem tivi hay sử dụng máy vi tính (ánh sáng xanh gây ra mất ngủ). Sau đó bạn sẽ thấy buồn ngủ. Nếu là ban ngày thì bạn nên tập thể dục hoặc hoàn thành công việc của mình. Thể hiện thái độ chuyên nghiệp. Một vài thành tựu chẳng làm tổn thương ai.
  11. 11
    Tiếp thu những gì bạn đã tìm hiểu. Nếu sau khi tìm tòi nghiên cứu mà bạn vẫn không hài lòng, dù thế nào bạn đã thu được rất nhiều kiến thức triết học về tình trạng của mình. Bây giờ bạn biết rằng nguyện vọng tìm ra sự thật là ngớ ngẩn (theo ngôn ngữ của triết học). Vì chúng ta thật sự không biết liệu sự tồn tại có ý nghĩa hay không, chúng ta luôn có thể quay về việc đánh giá rủi ro.
  12. 12
    Cố gắng tạo ra yên bình và niềm vui. Cho dù bạn rơi vào bất kì tình huống nào thì cũng không được làm hại bản thân và người khác; dù đôi khi nó khiến bạn đau đớn, nhưng rồi sẽ qua. Tìm ý nghĩa cuộc sống trong những niềm vui đơn giản, bằng các giác quan của bạn. Hãy tạm ngừng cuộc sống xô bồ để ngửi mùi hương hoa hồng, cảm nhận ánh nắng, thưởng thức thức ăn, ngắm cảnh đẹp và nghe tiếng gọi của trái tim. Bạn có thể tạo ra ý nghĩa cho bản thân và cho cuộc sống của bạn. Sau cùng thì đó là cuộc sống, cuộc chơi, cuộc thử nghiệm của bạn. Hãy tham gia cuộc chơi với sự tôn trọng dành cho người khác, và ứng phó với mọi hoàn cảnh bằng tất cả khả năng. Để thật sự thành công thì bạn phải thành tâm ghi nhận sự giúp đỡ của người khác.
  13. 13
    Vệ sinh căn phòng bạn đang ở. Việc này cho bạn thấy quyền lực của mình đối với thế giới, và là thời gian để bạn giải quyết một vấn đề cơ bản. Không chỉ sắp xếp sơ sài, mà bạn phải vệ sinh sạch. Sử dụng sản phẩm lau rửa.
  14. 14
    Nhớ rằng ngày mai là một ngày mới. Đó cũng là cơ hội để bạn thay đổi cuộc sống của mình, tìm hạnh phúc và sự thỏa mãn. Quyền lực này là của bạn - hãy nhận nó.
  15. 15
    Tự hỏi bản thân. Nếu bạn không quan tâm đến vấn đề triết học của sự tuyệt vọng về cuộc sống, thì bạn không gặp khủng hoảng về sự tồn tại vì việc không thể chứng minh tuyệt đối bất kì điều gì sẽ làm bạn chán nản. Nếu bạn đang đọc trang này, nghĩa là bạn cảm thấy thất vọng. Vì vậy bạn phải quan tâm đến vấn đề triết học: vì sao? Nghĩa là bạn phải xem xét kỹ các động lực thúc đẩy mình cũng như khi bạn làm các việc khác. Một câu hỏi hữu ích trong quá trình xem xét này là, "Nếu bạn tìm ra sự thật và ý nghĩa của cuộc sống, vậy bạn sẽ làm gì, suy nghĩ hay cảm thấy điều gì?" Bạn có thể phát hiện ra một ý nghĩa mới của cuộc sống hoặc đơn giản là nhận ra rằng các mục tiêu trước kia của bạn đúng như những gì bạn đặt ra. Trong bất kì trường hợp nào, nếu mục tiêu mới hay cũ không lành mạnh thì bạn phải nhờ chuyên gia hỗ trợ.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Chăm sóc sức khỏe. Uống nhiều nước hơn để chống nhức đầu và thay đổi tâm trạng, cải thiện chức năng não bộ. Tản bộ có thể cho bạn một góc nhìn mới và nâng cao tâm trạng.
  • Nếu bạn đã kết hôn hoặc sống với người yêu, đây là nguyên tắc số 1: đừng gọi họ dậy tối nay nếu tối qua bạn đã làm như vậy. Họ yêu bạn nhưng đã cho bạn lời khuyên cần thiết.
  • Đôi khi bạn cảm thấy như đang bơi trong dòng nước của cuộc đời thay vì được sống trong đó. Hãy tĩnh tâm và tập trung. Bạn thật sự muốn gì để sống tốt cuộc đời của mình? Sau đó hãy làm những gì bạn muốn.
  • Chấp nhận những việc (hoặc người) mà bạn không thể thay đổi hay kiểm soát.
  • Tìm sự thành công trong những việc nhỏ, nó sẽ dẫn bạn đến thành công lớn hơn.
  • Đừng trốn chạy vấn đề vì chắc hẳn bạn từng nghe nói rằng cuộc sống sẽ có nhiều ý nghĩa hơn khi bạn đương đầu với khó khăn.
  • Sẵn sàng hỗ trợ người khác.
  • Những tác giả từng viết về chủ đề này là Nietzsche, Sartre và Camus. Tùy vào bạn là ai, đọc sách của những tác giả này có thể làm bạn cảm thấy tệ hơn hoặc khá hơn.
  • Hít sâu qua mũi và thở ra qua miệng; những hơi thở nông qua miệng là dấu hiệu của sự sợ hãi.
  • Chọn cách sống, tha thứ, học hỏi, yêu thương và thành công.
  • Thiền.

Cảnh báo

  • Đừng lạm dụng rượu bia hay ma túy để đương đầu với khủng hoảng. Mặc dù ban đầu chúng mang lại cảm giác dễ chịu, nhưng hành vi cưỡng chế này chỉ làm bạn đau khổ hơn về lâu dài, và bạn càng khó có thể phát triển hay nâng cao cuộc sống của mình.
  • Không nên ngại gọi tới đường dây nóng. Họ ở đó để giúp những người gặp khó khăn tương tự như bạn. Cuộc sống luôn khó khăn. Giúp người khác và nhờ họ giúp đỡ khi cần.
  • Bất kể làm gì, đừng tự vẫn hay làm tàn tật chính mình. Không được tạo ra bất kì thay đổi vĩnh viễn nào vì những vấn đề tạm thời: đốt cháy cuốn tiểu thuyết độc bản hay đi săm mặt là điều không thể chấp nhận. Nếu bạn cảm thấy phải thực hiện kiểu hành động khẩn cấp này, thử nhuộm tóc hay làm việc tương tự.
  • Tôn trọng sự tồn tại của người khác. Nếu có ai đó hay việc gì cản trở bạn không đạt được mục đích, tốt nhất bạn nên xác định một chương trình hành động có lợi cho hai bên. Nói một cách khác, giết hại, làm tàn tật hay hãm hại người khác là hành động không thể chấp nhận mà có thể dẫn đến hủy hoại bản thân. Sống và để người khác sống. Ngoài ra, nếu bạn cho rằng cuộc sống thật rắc rối, thì bây giờ bạn đã không đi tù. Nếu bạn thật sự cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn khi trải qua khó khăn, thì hãy bỏ qua lời khuyên này và tiếp tục sống như bình thường. Chắc chắn bạn sẽ tìm thấy một ý nghĩa rất sâu sắc ở trong đó.

Bài viết wikiHow có liên quan

Biến ước mơ thành sự thật sau một đêmBiến ước mơ thành sự thật sau một đêm
Vượt qua Sự tự tiVượt qua Sự tự ti
Giữ Bình tĩnh khi Cha mẹ Bạn đang La mắng BạnGiữ Bình tĩnh khi Cha mẹ Bạn đang La mắng Bạn
Thoát khỏi lối suy nghĩ quá nhiềuThoát khỏi lối suy nghĩ quá nhiều
Khóc và Giải toả Áp lựcKhóc và Giải toả Áp lực
Vượt qua Sự nhút nhátVượt qua Sự nhút nhát
Nhận biết các dấu hiệu thiếu tôn trọng13 dấu hiệu khẳng định người ta không tôn trọng bạn
Trở nên Vui vẻ Ngay cả khi Bạn Chỉ có Một mìnhTrở nên Vui vẻ Ngay cả khi Bạn Chỉ có Một mình
Cầm Nước mắtCầm Nước mắt
Hết Buồn bãHết Buồn bã
Tránh Đỏ mặt trong Thời điểm Không phù hợpTránh Đỏ mặt trong Thời điểm Không phù hợp
Nhận diện Kẻ Thái nhân cáchNhận diện Kẻ Thái nhân cách
Tự Thôi miênTự Thôi miên
Thoát khỏi Tâm trạng Xấu Một cách Nhanh chóngThoát khỏi Tâm trạng Xấu Một cách Nhanh chóng
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 68 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 4.085 lần.
Trang này đã được đọc 4.085 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo