Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nỗi đau tinh thần là một phần không thể tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng biết được điều đó cũng không khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn chút nào. Cho dù nỗi đau của bạn là do tổn thương về tinh thần, mất mát hay thất vọng, bạn vẫn cần phải có kế hoạch để làm dịu bớt và chế ngự nó. Bằng việc hành động, tìm hiểu cảm xúc của bản thân và tìm đến sự giúp đỡ của bác sỹ, bạn sẽ có thể học được cách đối mặt với nỗi đau tinh thần.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Hành động

  1. 1
    Tìm đến sự giúp đỡ của những người xung quanh. Bạn có thể sẽ cảm thấy ngại nếu yêu cầu giúp đỡ từ người khác. Tuy nhiên, đó là một trong những cách tuyệt vời giúp bạn nâng cao trách nhiệm của bản thân. Nếu bạn để cho ai đó biết rằng bạn đang cố gắng thay đổi một số việc cụ thể trong cuộc sống của mình, nó sẽ giúp tăng khả năng thành công của bạn.[1] Việc để cho người khác biết điều mà bạn đang cố gắng đạt được là vô cùng quan trọng.
    • Nhờ người khác kiểm tra sẽ giúp bạn tập trung khiến mọi việc trở nên tốt đẹp hơn. Đó là cơ hội để bạn đáp ứng được sự kỳ vọng của người khác, điều sẽ giúp bạn cảm thấy tích cực hơn về bản thân cũng như nỗ lực của chính bạn. Cân nhắc tới việc nhờ ai đó buộc bạn phải tuân thủ theo kế hoạch kiểm tra. Ví dụ như sẽ báo cáo tiến trình công việc với người đó một lần mỗi tuần. Bạn có thể tự quyết định xem có nên nói cho họ biết bạn cần họ phản hồi những gì hay không.
  2. 2
    Tìm một sở thích hoặc dự án mới. Bạn có rất nhiều thời gian trong ngày cần được lấp đầy. Có thể bạn sẽ phải vật lộn với những cảm xúc mơ hồ. Nếu bạn cảm thấy buồn chán, hãy cân nhắc đến việc tìm một sở thích hoặc dự án mới để hoàn thành. Người ta đã chứng minh được rằng làm điều bạn yêu thích có thể giúp con người cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. [2] .
    • Ví dụ như, mọi người đều có một danh sách những điều mà họ muốn hoàn thành nhưng không có thời gian. Và giờ thì bạn đã có thời gian rồi. Vậy nên hãy ngồi xuống và lập một danh sách mới.
    • Thử một sở thích mới như nhiếp ảnh, hội họa hoặc nấu ăn.
    • Khám phá tình yêu văn học mới. Hãy đọc tất cả những cuốn sách mà bạn vẫn luôn muốn đọc.
  3. 3
    Tham gia tình nguyện vì một mục đích nào đó. Một trong những cách để đối phó với những cảm xúc đau buồn đó là dành thời gian, tiền bạc và khả năng của bản thân để làm tình nguyện vì một mục đích hoặc cá nhân nào đó xứng đáng. Làm tình nguyện sẽ giúp bạn phát triển kỹ năng mới, bắt đầu hoặc củng cố mối liên kết của bạn với cộng đồng, giúp bạn có thêm những trải nghiệm mới và cơ hội để gặp gỡ nhiều kiểu người khác nhau.[3] Điều đó cũng sẽ giúp bạn cảm thấy tự tin hơn, phát triển con người và thực hiện hành động dựa trên nguyên tắc của bản thân. [4] Bạn sẽ có được cảm giác hạnh phúc khi giúp đỡ người khác (“giver’s high”).
    • Liên lạc với các tổ chức trong khu vực bạn sống để tham gia vào một dự án có ý nghĩa ví dụ như thăm nom người già, giúp đỡ tại mái nhà tình thương cho động vật bị bỏ rơi hay gây quỹ cho công ty sản xuất kịch tại địa phương. Bạn có rất nhiều cơ hội để làm tình nguyện.
    • Bạn có thể ghé thăm một số trang web về tình nguyện để biết thêm thông tin chi tiết.
  4. 4
    Vận động. Tìm một loại hình thể thao mới. Đạp xe, leo núi và yoga có thể vừa giúp bạn lấp đầy khoảng thời gian trống vừa giúp bạn cảm thấy tốt hơn. Hãy tập trung vào sức khỏe của bản thân. Một phần ba số người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi một mất mát đau buồn đều sẽ gặp phải vấn đề về cả thể chất và tinh thần.[5] Cho dù bạn cảm thấy lo lắng, buồn phiền và quá mệt mỏi để làm bất cứ điều gì bạn cũng không thể lờ đi nhu cầu của bản thân.
    • Cân nhắc đến việc thiền định hoặc tập yoga 15 phút mỗi ngày.[6] Điều này có thể giúp bạn cảm thấy gần gũi hơn với tâm trí và cơ thể của chính bạn và bình tĩnh hơn trong suốt cả ngày.
  5. 5
    Lấp kín lịch trình của bạn với những hoạt động mới. Ngồi một chỗ và nhớ nhung ai đó sẽ chỉ khiến bạn cảm thấy tệ hơn. Đôi lúc bạn cần phải khiến bản thân bận rộn với những hoạt động thú vị mới. Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc học chơi một nhạc cụ hay trở thành chuyên gia làm vườn chưa? Có thể bây giờ chính là lúc để bạn làm những điều đó.
    • Mất đi một ai đó có thể sẽ khiến bạn có thêm nhiều thời gian rảnh rỗi mà trước đây từng được dùng để thực hiện những hoạt động thú vị. Hãy tập trung vào việc lấp đầy lịch trình của bạn bằng càng nhiều hoạt động càng tốt.
  6. 6
    Phát triển những cách khác nhau để xoa dịu bản thân. Khi một ai đó đang đau khổ, họ sẽ tìm đến sự an ủi theo những cách lành mạnh hoặc có hại. Hãy tránh xa những cách không có lợi như rượu, thuốc khích thích và ăn quá nhiều.
    • Ví dụ như nếu giúp đỡ người khác hoặc động vật giúp bạn cảm thấy thoải mái, hãy tìm đến những người cần giúp đỡ thay vì cứ giữ mãi tâm trạng khó chịu.
    • Tìm đến người khác để được hỗ trợ và luyện tập các phản hồi lành mành đối với các tình huống khó khăn là hai loại kỹ năng đối phó hiệu quả mà bạn có thể sử dụng.[7]
  7. 7
    Lập kế hoạch xây dựng kỹ năng đối phó. Thực hiện theo một mô hình giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn có một khung mẫu để tạo ra thay đổi. Bạn cần phải xác định mục tiêu rõ ràng, thực hiện và chỉnh sửa nếu cần và giám sát tiến độ.[8]
    • Xác định mục tiêu rõ ràng. Một mục tiêu có thể được xác định bằng cách ghi chép lại về khoảng thời gian bạn dành để suy nghĩ về vấn đề của bản thân. Điều này sẽ cho bạn một cơ sở ban đầu mà sau đó bạn có thể xác định mục tiêu của bản thân để giảm bớt khoảng thời gian đó. Tự giám sát bản thân sẽ tạo nên những thay đổi thật sự.[9]
    • Chọn ngày bắt đầu kế hoạch của bạn và thực hiện theo. Đừng trì hoãn những điều không thể tránh khỏi. Hãy bắt đầu càng sớm càng tốt.
    • Thừa nhận sự tiến bộ và tự thưởng cho bản thân. Nếu bạn đạt được mục tiêu hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng, hãy ăn mừng thành tựu này. Bạn có thể đi xem phim, tham gia một sự kiện thể thao hoặc trồng cây để thể sự kính trọng với ai đó mà bạn ngưỡng mộ. Hành vi củng cố tích cực (Positive reinforcement) sẽ tạo động lực cho bạn tiếp tục kế hoạch của mình.
    • Nếu có một chiến lược không hiệu quả đối với bạn, hãy ngừng lại. Tìm một chiến lược khác thay thế và đưa vào kế hoạch của bạn. Đừng xem đó là một sự thất bại; thay vào đó hãy xem đó là một chỉnh sửa trong quá trình hướng tới mục tiêu của bạn.
    • Những hoạt động mới này sẽ dần được xây dựng qua thời gian và trở thành thói quen. Bạn có thể dần nới lỏng việc tuân thủ đối với các bước trong kế hoạch của bạn mà vẫn duy trì được kết quả tích cực. [10]
  8. 8
    Học cách thư giãn.[11] Căng thẳng và sợ hãi sẽ càng khiến nỗi đau tinh thần trở nên dữ dội hơn và thư giãn có thể giúp bạn. Nếu một điều gì đó khiến bạn suy sụp, những kỹ năng thư giãn mà bạn đã học sẽ giúp bạn kiểm soát chúng. Dưới đây là một số phương pháp thư giãn:
    • Sử dụng phương pháp tưởng tượng có hướng dẫn (guided imagery) sẽ giúp bạn mường tượng được ra hình ảnh một địa điểm hoặc một tình huống yên bình. Bạn có thể tìm đến sự giúp đỡ của bác sỹ trị liệu hoặc tự mình phát triển kỹ năng này.
    • Sử dụng phương pháp Phản hồi sinh học (Biofeedback) để giảm bớt sợ hãi và đau đớn bằng việc giảm nhịp tim và huyết áp.
    • Sử dụng bài tập hít thở để xoa dịu phản ứng “chiến đấu hay bỏ chạy” (fight-or-flight reaction) do cảm giác đau đớn và sợ hãi gây ra.[12]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Tìm hiểu cảm xúc của bản thân

  1. 1
    Nhận biết những thứ khơi gợi cảm xúc của bạn. Bạn thường có thể dễ dàng biết được những thứ khiến bạn có phản ứng cảm xúc. Đó được gọi là những thứ khơi gợi cảm xúc. [13] Dành thời gian để nghĩ về những thứ khơi gợi phản ứng cảm xúc của bạn. Đây chính là lúc bạn chứng minh kỹ năng kiểm tra nội tâm của bản thân để biết được cốt lõi của vấn đề.[14]
    • Tưởng tượng mọi việc xảy ra với tốc độ chậm. Điều này sẽ giúp bạn điều chỉnh các phản xạ tức thì, nhận biết xem đó có phải là mối đe dọa không, và phản ứng một cách phù hợp.
    • Hãy thử điều chỉnh cảm xúc và suy nghĩ lo lắng của bạn trong những trường hợp cụ thể. Nếu bạn thấy lo lắng khi tham gia một bữa tiệc chỉ có bạn bè của mình, hãy tự nhắc nhở bản thân rằng những người đó đều là bạn của bạn và họ quý bạn vì chính con người bạn.
    • Những lời độc thoại tích cực sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng. Chẳng hạn, nếu cơn đau khiến bạn cảm thấy lo lắng và áp lực hãy nói với bản thân rằng “Mình hoàn toàn ổn, mình có thể thư giãn và quên đi cơn đau cũng như những áp lực của cơ thể.”
  2. 2
    Viết nhật ký.[15] Hãy viết vào mỗi buổi sáng và tối hoặc mỗi tuần một lần để kiểm tra bản thân và giải tỏa bớt các áp lực. Bạn cũng có thể viết nhật ký mỗi khi bạn có một suy nghĩ nào đó. Hãy tìm ra cách phù hợp nhất với bạn.
    • Lập danh sách những suy nghĩ, cảm xúc và hành động khó chịu. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được mối liên hệ giữa suy nghĩ, cảm xúc, và hành vi cũng như nỗi đau của bạn. Sau đó, bạn có thể nhận ra được nơi phát sinh nỗi đau và tập trung vào nó.
    • Tự hỏi bản thân xem liệu là bạn có đang cảm thấy tuyệt vọng, lo lắng, tức giận, căng thẳng hay cô đơn không. Liệu là cuộc sống có đang nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn?
    • Bạn gặp phải rắc rối trong những mối quan hệ cá nhân? Bạn đang có quãng thời gian khó khăn trong việc bộc lộ cảm xúc và tình cảm của mình?
  3. 3
    Khóc. Nếu bạn không cảm thấy muốn khóc, cũng không sao cả. Mọi người đều có những cách biểu lộ nỗi buồn khác nhau. Cố kìm nén cảm xúc thì không tốt cho sức khỏe và có thể dẫn đến suy nhược thần kinh hoặc rối loạn tâm lý.[16]
    • Tìm một nơi an toàn và thư giãn. Nếu như cảm xúc của bạn đang bộc phát, hãy cứ khóc. Khóc có thể mang lại những lợi ích về sức khỏe như: [17]
      • Đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
      • Cải thiện thị giác bằng việc làm sạch mắt.
      • Cải thiện tâm trạng tốt hơn bất cứ loại thuốc tâm lý nào.
      • Giải tỏa áp lực.
      • Tăng cường giao tiếp bởi nó có thể bộc lộ những điều mà từ ngữ không thể diễn tả hết.
  4. 4
    Viết một bức thư, nhưng đừng gửi. Hãy viết ra tất cả những cảm xúc đặc biệt liên quan đến nỗi đau mà bạn đã trải qua. Viết cả về những điều tốt và xấu. Viết về ai đó bạn cảm thấy biết ơn nếu có. Bộc lộ cả sự tức giận mà bạn cảm thấy. Kết thúc lá thư của bạn bằng câu “Tôi không còn cần đến những nỗi đau nữa vì vậy tôi gửi lại chúng cho _____. Tạm biệt."[18]
  5. 5
    Tìm ra những thói quen tốt. Trong suốt giai đoạn bạn chịu đựng nỗi đau tinh thần, có thể bạn sẽ mệt mỏi đến mức quên cả việc chăm sóc bản thân mình. Hãy chắc chắn bạn đang có những thói quen tốt giúp bạn cảm thấy khá hơn. Chẳng hạn như ngủ đủ giấc,[19] ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe dù bạn không cảm thấy đói, và tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày.
    • Có thể bạn sẽ nghĩ rằng việc ăn uống và ngủ nghỉ điều độ không thể giúp ích gì khi bạn đang phải chịu đựng nỗi đau tinh thần, nhưng nó hoàn toàn có thể. Một cơ thể khỏe mạnh giúp bạn kiên cường hơn và chống chọi với nỗi đau tốt hơn.
    • Tránh những thứ có thể làm tăng mức độ căng thẳng của bạn. Điều đó có thể bao gồm tắc đường, buổi hòa nhạc ồn ào, công việc ngoài giờ hoặc ở bên một người bạn bi quan. Dù cho bạn không thể tránh khỏi toàn bộ những áp lực, bạn vẫn có thể cố gắng để tối thiểu hóa chúng.
  6. 6
    Cho phép bản thân đau buồn. Nếu bạn đang phải đối mặt với nỗi đau mất đi người mà bạn thương yêu, hãy cho bản thân thời gian cần thiết để đau buồn và chấp nhận cảm xúc của chính bạn. Bạn sẽ không thể ngừng nhớ tới ai đó nếu bạn không cho bản thân thời gian để bình tĩnh lại, giải tỏa cảm xúc và đau buồn trước sự ra đi của người đó.[20]
    • Mỗi người sẽ trải qua quá trình đau buồn theo những cách hoàn toàn khác nhau.[21]
    • Nếu bạn cảm thấy đau lòng và muốn ở một mình trong một thời gian, hãy đảm bảo rằng gia đình và bạn bè của bạn có biết về điều này. Nếu không, họ có thể sẽ lo lắng cho bạn. Cân nhắc đến việc nói với họ điều gì đó như “Con đang rất khó khăn nhưng con sẽ sớm vượt qua thôi. Con hy vọng mọi người có thể hiểu rằng con cần có thời gian để làm được vậy nhưng con không biết nó sẽ kéo dài bao lâu. Con đoán con là người duy nhất có thể giải quyết mọi chuyện. Con chỉ cần một chút thời gian để ở một mình”.
    • Nếu bạn dành thời gian một mình quá nhiều và cảm thấy cô đơn, hãy đảm bảo rằng bạn có dành thời gian ở bên người khác.
  7. 7
    Kiểm soát nỗi lo lắng, căng thẳng hoặc trầm cảm. Nỗi đau tinh thần có thể làm tăng cảm giác lo lắng, căng thẳng và trầm cảm. Hãy chống lại những cảm xúc này bằng những cách lành mạnh như tập bài tập thư giãn, bài tập vận động hoặc yoga.[22] [23] Việc kết hợp giữa thư giãn, kiểm soát căng thẳng, tái cơ cấu nhận thức và vận động là cách tốt nhất để cải thiện tâm trạng.[24]
    • Khi bạn thư giãn, các cơ của bạn sẽ được thả lỏng, huyết áp và nhịp tim giảm, hơi thở chậm và sâu hơn, điều đó sẽ giúp làm giảm cơn đau tinh thần.
    • Vận động sẽ giúp giải phóng hoóc-môn endorphin, loại hoóc-môn giúp giảm bớt nỗi đau và tăng cảm xúc tích cực.[25]
  8. 8
    Mở lòng với những người mới.[26] Hãy cố gắng tỏ ra thân thiện hơn với những người mới. Bạn có thể mời mọi người cùng đi chơi. Mặc dù bạn sẽ cảm thấy ngại ngùng nhưng bạn sẽ dần dần làm quen với họ. Hãy mỉm cười, tỏ ra thân thiện và thoải mái với những người mà bạn gặp.
    • Bắt đầu bằng cách hỏi một vài câu hỏi thông thường. Bạn có thể kể một hoặc hai điều thú vị về bản thân hoặc đưa ra một vài lời nhận xét hóm hỉnh. Nếu bạn thật sự cố gắng, bạn sẽ từng bước có thêm nhiều bạn bè và nỗi đau sẽ nguôi dần.
    • Có thể bạn có nhiều điểm chung với mọi người hơn bạn vẫn tưởng. Khi bạn dành thời gian ở bên họ, biết đâu bạn sẽ phát hiện ra rằng bạn rất thích làm bạn với họ.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Tìm đến sự giúp đỡ chuyên môn

  1. 1
    Tìm một bác sỹ trị liệu. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc kiểm soát nỗi đau tinh thần của bản thân hãy xin tư vấn từ một chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực này. Liên lạc với bác sỹ của bạn hoặc một người bạn hoặc một thành viên trong gia đình mà bạn tinh tưởng để được giới thiệu cho một người thích hợp trong khu vực của bạn.
    • Liệu pháp trị liệu nhận thức - hành vi là một trong rất nhiều liệu pháp trị liệu hiệu quả đối với nỗi đau tinh thần gây ra tình trạng trầm cảm, lo lắng và nhiều chứng rối loạn khác.[27]
    • Liệu pháp trị liệu nhóm cũng hiệu quả nếu kết hợp với một phương pháp giải quyết vấn đề. [28] Các nhóm sẽ tập trung cụ thể vào việc hồi phục sau sang chấn hoặc mất mát hoặc có thể được thành lập để hỗ trợ về các kỹ năng xã hội và đối phó.
  2. 2
    Tìm hiểu về một số phương pháp trị liệu. Mục tiêu đó là chọn một chương trình mà bạn cảm thấy an toàn, thoải mái và được công nhận. Quyết định phương pháp nào sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh của bạn. Tất cả các phương pháp trị liệu đều cần có sự nỗ lực to lớn của bản thân bạn để chương trình có thể thành công. Dưới đây là một số phương pháp trị liệu mà bạn có thể cân nhắc:
    • Liệu pháp trị liệu dựa vào gia đình đã được chứng minh là liệu pháp hiệu quả nhất đối với một vài trường hợp. [29]
    • Trung tâm trị liệu nội trú. Bạn sẽ được yêu cầu phải nhập viện và ở đó trong một khoảng thời gian cụ thể.
    • Liệu pháp ngoại trú. Bạn có thể tham gia trị liệu tại phòng khám hoặc tại nhà.
    • Liệu pháp nhóm. Bạn có thể tham gia gặp mặt với một nhóm những người cũng có cùng hoàn cảnh giống bạn và cùng nhau thảo luận vấn đề với sự giám sát của bác sỹ trị liệu.
    • Liệu pháp cá nhân. Bạn có thể lên lịch hẹn riêng với bác sỹ trị liệu chuyên khoa để khám phá cảm xúc, tín ngưỡng và hành vi của bản thân và xây dựng chiến lược để khắc phục những điều đó.
  3. 3
    Tránh tự điều trị bằng rượu bia, thuốc kích thích hoặc ăn uống vô độ. Khi con người gặp chuyện đau buồn, họ sẽ làm bất cứ điều gì để ngăn chặn nỗi đau đó. Quyết định làm thế nào để “điều trị” nỗi đau của bản thân hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Có những cách lành mạnh và những cách tiêu cực. Sử dụng rượu, thuốc kích thích hay ăn uống vô độ để kiểm soát nỗi đau sẽ có hại cho sức khỏe của bạn và nếu vẫn tiếp tục sẽ khiến bản thân bạn thêm đau đớn hơn.
    • Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người trải qua nỗi đau tinh thần do PTSD (Rối loạn căng thẳng sau sang chấn) thực hiện phương pháp tự điều trị thường sẽ có xu hướng tự tử cao hơn.[30] Nếu bất cứ lúc nào đó bạn có suy nghĩ tự tử, hãy gọi ngay đến Đường dây Ngăn chặn Tự tử Quốc gia 1-800-273-8255 (tại Mỹ).
    • Nếu bạn đang tự điều trị, hãy thảo luận điều này với bác sỹ, cố vấn hoặc một thành viên trong gia đình mà bạn tin tưởng để nhận được sự giúp đỡ cần thiết.
    • Tìm những cách lành mạnh khác để kiểm soát nỗi đau của bản thân, như đã được đề cập đến trong bài báo này.
  4. 4
    Củng cố hệ thống hỗ trợ của bạn. Những mối quan hệ bền vững không thể tự nhiên mà có. Chúng cần phải có sự quan tâm của bạn để có thể phát triển và nâng cao sức khỏe về thể chất và tinh thần cho bạn. [31] Khi một người trải qua một giai đoạn khó khăn trong cuộc sống, các mối quan hệ của họ có thể sẽ trở nên tồi tệ đi. Nối lại quan hệ với bạn bè và người thân để đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được hỗ trợ mà bạn cần.
    • Bạn có thể tham gia và các nhóm xã hội trên mạng hoặc ngoài đời thực. Phát triển sở thích sang những lĩnh vực mới. Bạn có thể đi tình nguyện cho một chương trình giáo dục đọc sách cho trẻ nhỏ tại trung tâm tuổi trẻ hoặc thư viện. Chống lại nỗi đau của bản thân bằng những hoạt động giúp bạn cảm thấy tốt hơn.
    • Các nhóm được hình thành khi có nhiều người cùng có chung sở thích. Hãy tìm hiểu về những nhóm tiềm năng và tham gia vào.
  5. 5
    Tham gia vào các hoạt động giúp khôi phục lại sức mạnh của bạn. Ví dụ như nếu bạn giỏi vẽ hoặc lập trình máy tính, hãy cố gắng bằng mọi cách để tham gia vào những hoạt động này. Cảm giác thành công và giỏi giang rất tuyệt vời và nó có thể giúp bạn không sa vào trạng thái tiêu cực.
    • Hãy nhờ đến gia đình, bạn bè và tập thể để giúp bạn duy trì trách nhiệm của bản thân.
    • Sử dụng phương pháp tưởng tượng để luyện tập cho não của bạn tin rằng bạn sẽ vượt qua nỗi đau tinh thần và những điều khó khăn. Suy nghĩ mà bạn có trong bài tập tưởng tượng sẽ tạo ra những hướng dẫn tinh thần cho não bộ giống như thể bạn đã thật sự làm vậy. [32]
  6. 6
    Tập tận hưởng cuộc sống. Trong cuộc sống, có những thời điểm mà mọi thứ đều trở nên khó khăn đến nỗi bạn quên mất cảm giác tận hưởng cuộc sống. Nếu đã lâu rồi bạn chưa làm điều gì khiến bạn vui vẻ, vậy thì đã đến lúc bạn nên bắt đầu. Đi ra ngoài và làm những gì bạn thích.
    • Học tập là quá trình kéo dài cả đời. Nếu bạn sẵn sàng học hỏi những trải nghiệm mới, bạn sẽ có thể nâng cao hiểu biết của bản thân về thế giới. Những khoảng thời gian khó khăn sẽ mang đến cho cuộc sống của bạn một quan điểm mới, ý nghĩa mới. Nó cũng giống như việc bạn bấm nút khởi động lại cuộc sống.
    • Những động lực trong cuộc sống của bạn có thể rời bỏ bạn khi bạn cần chúng nhất. Hãy tham gia vào các hoạt động giúp bạn có thêm động lực. Ví dụ như bạn thích các hoạt động ngoài trời bởi vì chúng khiến bạn cảm thấy tràn trề sức sống và nhiệt huyết, hãy đảm bảo rằng bạn ra ngoài càng nhiều càng tốt.
    • Nghe có vẻ khá ngớ ngẩn nhưng người ta đã chứng minh được rằng nụ cười có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng và rất dễ lây lan.[33] Mỉm cười với thế giới sẽ là một cách hữu hiệu giúp bạn tạo ra hạnh phúc cho chính mình.
  7. 7
    Tập trung vào những điều tích cực. Xác định những mặt tích cực của khó khăn mà bạn đang trải qua, bạn đã học được những gì và những bài học đó sẽ có ích cho bạn như thế nào trong tương lai. Hãy biết ơn trải nghiệm đó.[34]
    • Biết ơn trải nghiệm đó và những gì nó mang lại cho cuộc sống của bạn sẽ giúp bản cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần một cách toàn diện.[35] Khi bạn khỏe mạnh, bạn sẽ có thể chế ngự những cảm xúc liên quan tới khó khăn tinh thần đó tốt hơn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nỗi đau tinh thần do mất mát có thể giúp bạn trưởng thành và phát triển hơn. Mất mát không phải lúc nào cũng có hại.[36]
  • Giữ cho tinh thần luôn phấn chấn bằng việc cười đùa càng nhiều càng tốt. Đó là một liều thuốc hữu ích cho bạn.
  • Hãy tham gia các hoạt động thú vị bởi chúng có thể giúp bạn tạm thời quên đi nỗi buồn.
  • Nghe những bài hát giúp bạn cảm thấy thoải mái.
  • Đừng suốt ngày quanh quẩn ủ rũ trong nhà hay nằm lì trên giường. Dành thời gian ở ngoài trời, với bạn bè và giữ cho lịch trình của bạn luôn bận rộn và thú vị để bạn có thể có một điều gì đó để mong đợi trong tương lai.
  • Hãy khóc nếu bạn muốn bởi đó là một cách lành mạnh để giải toả cảm xúc.
  • Nếu bạn định hồi tưởng lại quá khứ bằng việc xem lại những đoạn băng cũ hoặc ảnh của người đó, hãy đảm bảo rằng bạn có giới hạn thời gian.
  • Cố gắng tập trung vào những tương tác tích cực của bạn với người đó thay vì những tranh cãi và mâu thuẫn.
  • Hãy nhớ về những điều thú vị hai bạn đã cùng làm với nhau và hy vọng sẽ tiếp tục được trải nghiệm chúng trong tương tai.
  • Thời gian sẽ không cho phép bạn quay trở lại quá khứ. Hãy tạo ra cho bản thân một khởi đầu mới không còn buồn đau.

Cảnh báo

  • Nỗi buồn không được giải quyết có thể biểu lộ theo những cách khác nhau về thể chất và tâm lý. Học cách xử lý nỗi đau bằng việc tiếp cận các thông tin từ những nguồn đáng tin cậy. Đừng ngăn cản bản thân có cơ hội để đau buồn và kết thúc mối quan hệ với nỗi đau mất mát đó.
  • Nỗi đau tinh thần liên quan tới một mất mát to lớn có thể dẫn tới các chứng rối loạn thần kinh và tâm thần.
  • Mất mát to lớn trong cuộc sống có thể làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim hoặc tự tử. Nếu bạn hoặc một người bạn quen đang có suy nghĩ tự tử hãy liên lạc với những nhà chức trách có thẩm quyền hoặc gọi điện đến đường dây nóng trong khu vực của bạn.

Bài viết wikiHow có liên quan

Biến ước mơ thành sự thật sau một đêmBiến ước mơ thành sự thật sau một đêm
Vượt qua Sự tự tiVượt qua Sự tự ti
Giữ Bình tĩnh khi Cha mẹ Bạn đang La mắng BạnGiữ Bình tĩnh khi Cha mẹ Bạn đang La mắng Bạn
Thoát khỏi lối suy nghĩ quá nhiềuThoát khỏi lối suy nghĩ quá nhiều
Khóc và Giải toả Áp lựcKhóc và Giải toả Áp lực
Vượt qua Sự nhút nhátVượt qua Sự nhút nhát
Nhận biết các dấu hiệu thiếu tôn trọng13 dấu hiệu khẳng định người ta không tôn trọng bạn
Trở nên Vui vẻ Ngay cả khi Bạn Chỉ có Một mìnhTrở nên Vui vẻ Ngay cả khi Bạn Chỉ có Một mình
Cầm Nước mắtCầm Nước mắt
Hết Buồn bãHết Buồn bã
Tránh Đỏ mặt trong Thời điểm Không phù hợpTránh Đỏ mặt trong Thời điểm Không phù hợp
Nhận diện Kẻ Thái nhân cáchNhận diện Kẻ Thái nhân cách
Tự Thôi miênTự Thôi miên
Thoát khỏi Tâm trạng Xấu Một cách Nhanh chóngThoát khỏi Tâm trạng Xấu Một cách Nhanh chóng
Quảng cáo
  1. http://link.springer.com/article/10.1023%2FB%3ATRUC.0000021815.74806.f6
  2. https://nccih.nih.gov/health/stress/relaxation.htm
  3. http://psychcentral.com/blog/archives/2013/07/22/reduce-your-anxiety-this-minute-3-different-types-of-deep-breathing/
  4. http://psychcentral.com/lib/what-is-a-trigger/
  5. http://psychologydictionary.org/introspection/
  6. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3003609/
  7. http://ist-socrates.berkeley.edu/~ucbpl/docs/51-Hiding%20Feelings97.pdf
  8. http://www.medicaldaily.com/cry-it-out-6-surprising-health-benefits-shedding-few-tears-333952
  9. https://www.griefrecoverymethod.com/books/grief-recovery-handbook
  10. http://www.wsj.com/articles/sleep-experts-close-in-on-the-optimal-nights-sleep-1405984970
  11. http://www.helpguide.org/mental/grief_loss.htm
  12. http://www.csub.edu/~rhewett/english99/Howarth.pdf
  13. https://nccih.nih.gov/health/stress/relaxation.htm
  14. http://www.health.harvard.edu/mind-and-mood/yoga-for-anxiety-and-depression
  15. http://web.csulb.edu/~psych/deptinfo/faculty/thayer/SelfRegulationofMood.pdf
  16. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1402378/
  17. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3156028/
  18. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3584580/
  19. http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S1877042813019058
  20. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3083856/
  21. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20186981
  22. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2921311/
  23. https://www.psychologytoday.com/blog/flourish/200912/seeing-is-believing-the-power-visualization
  24. http://positivepsychologynews.com/news/emiliya-zhivotovskaya/200809271036
  25. http://www.apa.org/research/action/romantic-relationships.aspx
  26. http://www.nytimes.com/2011/11/22/science/a-serving-of-gratitude-brings-healthy-dividends.html?_r=0
  27. http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1112778/

Về bài wikiHow này

Liana Georgoulis, PsyD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học
Bài viết này đã được cùng viết bởi Liana Georgoulis, PsyD. Bác sĩ Liana Georgoulis là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép với hơn 10 năm kinh nghiệm, hiện là trưởng khoa lâm sàng của Coast Psychological Services tại Los Angeles. Cô đã nhận được bằng Bác sĩ Tâm lý của Đại học Pepperdine vào năm 2009. Phòng khám của cô cung cấp liệu pháp hành vi nhận thức và các liệu pháp dựa trên bằng chứng khác cho thanh thiếu niên, người lớn và các cặp vợ chồng. Bài viết này đã được xem 5.473 lần.
Trang này đã được đọc 5.473 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo