Bài viết này đã được cùng viết bởi Trudi Griffin, LPC, MS. Trudi Griffin là cố vấn chuyên nghiệp được cấp phép tại Wisconsin. Cô đã nhận bằng MS về Tư vấn sức khỏe tâm thần lâm sàng của Đại học Marquette năm 2011.
Có 18 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 13.195 lần.
Người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ (Narcissistic Personality Disorder, gọi tắt là NPD) ban đầu thường gây ấn tượng là người quyến rũ, hòa đồng và tự tin.[1] Tuy nhiên, cá tính lôi cuốn đó rồi sẽ lu mờ, thay thế bằng hình ảnh con người ích kỷ. [2] Loại người này rất khó đối phó. Theo các chuyên gia thì NPD là một trong các chứng bệnh tâm thần khó trị nhất.[3] Nếu người mắc bệnh NPD là thành viên trong gia đình, sếp hoặc ai đó mà bạn rất quan tâm thì chắc chắn bạn đang muốn tìm cách ổn thỏa để tiếp tục tồn tại bên cạnh họ.[4] Có thể bạn phải chọn cách điều chỉnh bản thân để cùng sống chung với người mắc bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ, nhưng đó là con đường chông gai.
Các bước
Đối phó với Tính Ái kỷ
-
1Có cần thiết phải đối phó với loại người này. Họ hầu như không quan tâm lắng nghe bạn và không để ý đến nhu cầu của bạn.[5] Người ái kỷ cho rằng họ biết nhiều hơn người khác, chính vì vậy họ xem quyết định của mình là câu trả lời hợp lý nhất cho mọi vấn đề. Người ái kỷ luôn mong đợi bạn chiều theo ý họ, và có khả năng xuất hiện các cuộc tranh giành quyền lực hoặc vấn đề nghiêm trọng liên quan tới quyền kiểm soát trong mối quan hệ giữa bạn và người đó.[6]
- Dường như không có chuyện người này đầu tư tình cảm vào mối quan hệ với bạn, mà trở nên tức giận nếu nhận thấy bị phê bình bất kỳ theo cách nào. Anh ta có tiền sử làm đổ bể các mối quan hệ vì những lý do nhỏ nhặt.[7] Nếu muốn duy trì mối quan hệ thì bạn sẽ sống và bảo vệ tình cảm bằng cách nào?
- Xác định xem có đúng là bạn không thể hoặc sẽ không rời xa họ trong cuộc đời. Nếu chỉ là người mới quen thì tốt nhất bạn nên bỏ qua mối quan hệ này.
-
2Tránh đụng độ. Bạn không có cơ hội thuyết phục người ái kỷ hiểu ra họ sai. Do đó bạn chỉ chọn lúc cần thiết phải đối đầu, không phí sức xử lý một vấn đề nào đó mà có trọng tâm liên quan tới hành vi của anh ta vì hầu như chẳng thể xoay chuyển được nó.
- Nếu vợ hoặc chồng bạn độc chiếm buổi nói chuyện trong buổi họp mặt gia đình tối qua và làm bạn xấu hổ với những câu chuyện phóng đại, bạn hãy xem đó như chuyện đã qua. Áp dụng biện pháp đề phòng trong lần họp mặt tiếp theo bằng cách sắp xếp cho anh ta ngồi cạnh một thành viên khác ít nói, người sẵn sàng lắng nghe thành tích chói lọi của người khác.
- Nếu vấn đề liên quan tới quyết định của mình, chẳng hạn như không ngồi chung xe với anh ta nếu anh ta định lái xe sau khi uống rượu trong bữa tiệc tối nay, thì bạn hãy nói thẳng quyết định đó. Cứ tự nhiên bỏ đi mà không cần giải thích lý do của hành động này. Đó là hành vi bạn nên làm đối với một người ái kỷ để anh ta hiểu và chấp nhận vấn đề, bạn không cần phải khẩn khoản trình bày lý lẽ.
Lời khuyên: Đặt ra ranh giới rõ ràng theo hình thức "nếu bạn làm X, thì tôi sẽ làm Y" và thực hiện theo đó. Ví dụ, "nếu bạn chửi bới tôi thì tôi sẽ bỏ đi."
-
3Thiết lập sự tương tác hướng mục tiêu. Những người ái kỷ thích lập chiến tích và rồi khoác lác về thành tích đạt được. [8] Do đó bạn nên đặt ra mục tiêu sao cho vừa thỏa mãn nhu cầu của mình, vừa tạo niềm tự hào cho họ.
- Nếu bạn cảm thấy yếu thế mỗi khi nghĩ tới việc yêu cầu người chồng ái kỷ của mình thu dọn sân sau nhà thì hãy gợi ý cho anh ta làm chủ bữa tiệc ngoài trời sắp tới. Người ái kỷ thích đảm nhiệm vai trò dẫn dắt trong các buổi xã giao, vì vậy đây là loại sự kiện đem tới lượng khán giả mà anh ta rất thích. Hỏi ý kiến anh ấy cần phải làm gì, sau đó nhận việc dọn dẹp nhà và chuẩn bị thức ăn nhẹ cho buổi họp mặt. Tỏ ra thích thú với cơ bắp của anh ta trong khi đang thu dọn sân. Thật buồn cười vì có khả năng bạn còn thu được kết quả nhiều hơn mong đợi là cái sân sạch sẽ, vì khi được khen ngợi anh ta thậm chí có thể chấp nhận gợi ý của bạn làm thêm một dự án khác (như xây hồ nước, nâng mặt đất vườn hay làm vòi tưới cây). Đây là mấu chốt để anh ta rêu rao trong bữa tiệc.
-
4Nhận biết điều gì quan trọng với người ái kỷ. Nhớ rằng người có tính ái kỷ thường không hiểu hay tôn trọng lời nói và hành vi thể hiện cảm xúc của bạn. Thực tế anh ấy có thể khước từ một cách lạnh lùng và gây tổn thương cho bạn.
- Thay vào đó bạn cần nghiên cứu đối tượng và nhận biết điều gì quan trọng với anh ta. Sau đó tặng cho họ một món quà thật thực tế bằng thời gian hoặc tiền của bạn, khi đó bạn sẽ nhận được một lời nói yêu thương thành thật từ anh ta.
-
5Đề nghị liệu pháp trò chuyện. Cách điều trị hiệu quả duy nhất đối với chứng rối loạn này là liệu pháp trò chuyện. Liệu pháp tâm lý có thể xâm nhập nội tâm để tái định hình nhận thức của người bệnh về bản thân họ và vị trí của họ trong thế giới xung quanh. Sau đó anh ta có cái nhìn chính xác hơn về khả năng thực tế của mình, biết chấp nhận bản thân và tiếp thu ý kiến của người khác trong quá trình tư duy.[9]
- Tuy nhiên, vì người ái kỷ xem bản thân họ gần như hoàn hảo[10] nên sẽ không nhận thấy nhu cầu phải điều trị tâm lý hoặc phải thay đổi hành vi.
- Liệu pháp tâm lý giúp người ái kỷ học cách tìm đến sự hỗ trợ của người khác để thu lợi nhiều hơn từ các mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp.
- Thế nhưng rất khó để bạn có thể thuyết phục người mắc chứng NPD tìm đến chuyên viên trị liệu, tham gia vào liệu pháp điều trị và duy trì quá trình đến khi đạt kết quả.[11] Nếu người ái kỷ tìm đến sự hỗ trợ về tâm thần thì hầu như chỉ để giải quyết chứng trầm cảm hay khuynh hướng tự tử của họ.[12] Loại người này thường khước từ bất kì buổi nói chuyện nào về chủ đề thay đổi nhân cách hay điều chỉnh hành vi.
- Không có thuốc điều trị rối loạn nhân cách ái kỷ, dù trong quá trình điều trị có thể phải dùng thuốc để kiểm soát một số triệu chứng hoặc vấn đề phát sinh như chứng trầm cảm.[13]
Quảng cáo
Nhận biết Đặc điểm của Rối loạn Nhân cách Ái kỷ
-
1Xem xét thời thơ ấu của người đó. Bệnh NPD thường xuất hiện ở đàn ông, bắt đầu ở tuổi thanh niên hoặc đầu giai đoạn trưởng thành.[14] Các chuyên gia chưa xác định chính xác nguyên nhân nhưng phỏng đoán có thể do một số cách nuôi dạy của bố mẹ:
- Phương pháp nuôi dạy quá nghiêm khắc: Việc dạy dỗ quá hà khắc có thể khiến sự khát khao được nâng niu của đứa trẻ tích lũy trong nhiều năm. [15]
- Nuông chiều quá mức: Ở phía bên kia của thái cực, cách nuôi dạy quá yêu thương và nuông chiều lại tạo cho đứa trẻ suy nghĩ mình có mọi quyền hành và là người hoàn hảo.[16]
- Nhưng người ái kỷ dường như là sản phẩm của cách nuôi dạy kết hợp các yếu tố cực đoan, bao gồm cả sự lạnh lùng và quan tâm chăm sóc.[17]
-
2
-
3
-
4Người đó có dễ dàng tức giận hoặc lạm dụng ngôn từ. Khi người ái kỷ cảm thấy không được đối xử đặc biệt như anh ta mong đợi,[23] họ bắt đầu tức giận hoặc nói nhiều hơn để trấn áp người khác.[24]
- Phân biệt với bệnh Rối loạn Nhân cách Chống đối Xã hội (ASPD) bằng cách để ý xem người đó có vi phạm pháp luật hay không. Một số người bị NPD có thể nói chuyện rất hung hăng nhưng họ không có hành vi bạo lực hoặc vi phạm pháp luật, và họ thường kiểm soát tốt hành vi của mình.[25]
-
5Người đó có kiêu căng hay khoác lác không. Người ta thường xem người mắc chứng NPD là kiêu căng, nổ, hoặc chỉ biết coi trọng bản thân.[26] Họ có khuynh hướng xem thường cấp dưới[27] (mà cơ bản là bất kì ai) và hạ thấp người khác để nâng cao mình lên. Họ sẽ thao túng người khác để đạt được điều mình muốn.
-
6Nhận diện sự thiếu đồng cảm. Có lẽ vấn đề thách thức nhất khi đối phó với người ái kỷ đó là anh ta thật sự không có khả năng đồng cảm với người khác,[28] và cũng không muốn học cách thông cảm.
- Phân biệt chứng ái kỷ với tự kỷ bằng cách quan sát sự thương cảm của họ dành cho người khác. Người tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu cảm giác của người khác, nhưng họ quan tâm thật sự, có thể có lúc đề nghị giúp đỡ và sẽ cảm thấy buồn bực khi nhìn thấy người khác đang có tâm trạng xấu (đôi khi họ sẽ né tránh khi thấy quá tải). Người ái kỷ thưởng ít quan tâm tới cảm giác của người khác.
Lời khuyên: Đối với người mắc chứng ái kỷ, sự thông cảm có thể gói gọn như sau “Tôi biết cảm xúc của bạn nhưng tôi không quan tâm.” Một số người mắc NPD nhận biết và hiểu cảm xúc của người khác nhưng không biết chia sẻ. Họ dùng thông tin này để thao túng người khác.
-
7Chú ý xem người đó có phản ứng quá mức khi bị phê bình. Anh ta sẽ không cố gắng thỏa mãn yêu cầu của người khác. Thật ra họ còn phản ứng giận dữ trước bất kì yêu cầu nào như vậy, vì đó được xem là sự phê bình. [29]
- Đã có lúc người ta cho rằng suy nghĩ phóng đại về giá trị bản thân của người ái kỷ là nhằm bù đắp cho sự thiếu tự tin vào giá trị của họ. Nhưng ngày nay các chuyên gia khẳng định người ái kỷ tự lừa dối chính mình bằng cách thực sự tin rằng họ là người vĩ đại.[30] Họ cảm thấy có quyền được người khác thán phục bất chấp bằng chứng về thành công của họ.[31]
- Vì thế người ái kỷ có thể phản ứng thái quá, thậm chí trở nên hung hăng khi cảm thấy bị phê bình dù là nhỏ nhặt nhất.[32]
- Phân biệt NPD với bệnh Rối loạn Nhân cách Ranh giới (BPD) bằng cách để ý xem họ có ghi nhớ sâu sắc lời phê bình của người khác hay không. Một số người mắc NPD có thể nổi giận trong khi người mắc BPD còn bị hốt hoảng và rơi vào vòng xoáy dẫn đến giảm dần lòng tự trọng.
-
8Người đó có những kỳ vọng thiếu thực tế không? Người ái kỷ có niềm tin phóng đại về tầm quan trọng của bản thân, sự ưu việt, thành tựu và năng lực; có hành vi thao túng cũng như muốn được người khác vâng lời, thán phục và có quyền hành; đầu họ tràn đầy suy nghĩ “ảo tưởng về thành công, quyền lực, sự xuất chúng, vẻ đẹp và muốn có người bạn đời hoàn hảo”.[33]
- Họ đòi hỏi người khác phải đại diện cho mình tạo ra sản phẩm có phẩm chất cao nhất hoặc “tốt nhất”.[34]
-
9Để ý xem người đó có lợi dụng không. Người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ thường có xu hướng thao túng hoặc lợi dụng tình huống và các mối quan hệ trong cuộc sống để tiến thân hoặc thực hiện trót lọt một số hành vi. [35] Nếu họ tìm được cách để đạt được điều mình muốn, họ sẽ thường lại mọi thứ cần thiết.
- Ví dụ, giả sử bạn thiếu quyết đoán và thường có xu hướng thiếu tự tin. Nếu bạn và người ái kỷ cãi nhau về chuyện mà người ấy làm sai, và bạn đối chất với họ vài ngày sau đó, họ có thể phủ nhận bằng cách nói "Đừng có ngốc thế, chuyện không phải như vậy", vì họ biết rằng câu đó sẽ khiến bạn hoài nghi quan điểm của chính bạn.
-
10Nhìn vào quan hệ yêu đương của họ. Rất khó để sống hay làm việc chung với người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ. Người mắc NPD có vấn đề trong mối quan hệ yêu đương, cũng như trong môi trường làm việc hoặc trường học. [36]
- Một số nhận ra khiếm khuyết trong con người hoàn hảo của họ, dẫn tới trầm cảm hoặc ưu tư. [37] Suy nghĩ muốn tự tử sẽ làm vấn đề thêm phức tạp.
-
11Người đó có lạm dụng thuốc kích thích hoặc rượu bia? Khi cuộc sống không diễn ra êm ả, người ái kỷ dễ lạm dụng chất kích thích hoặc rượu bia.[38] Kiểm tra xem họ uống bao nhiêu rượu hoặc có đang sử dụng thuốc kích thích không.
-
12Phân biệt giữa người ái kỷ hiểm độc và người ái kỷ đang cố gắng trở nên tốt hơn. Mặc dù tính ái kỷ khiến người ta rất khó trở thành người tốt, nhưng một số người mắc NPD không nhất thiết phải là người xấu.[39] Người mắc NPD có thể chọn cách đối xử tốt và tôn trọng người khác, mặc dù quan điểm sai lệch của họ khiến việc này trở nên khó khăn.
- Lựa chọn này phải do họ tự đưa ra. Bạn không thể thay đổi họ, và đó không phải là trách nhiệm của bạn. Đừng tốn thời gian “sửa chữa” ai đó khi họ không thấy có bất cứ điều gì sai trái trong hành vi của họ.
- Để ý xem người đó có sẵn lòng nhìn lại hành vi của mình hay không, có xin lỗi hay không, có thể hiện sự quan tâm đối với người khác hay không, và có đối xử tốt với người khác không.[40] Họ có thể học cách đối xử tốt hơn với người xung quanh.[41]
- Không tha thứ cho việc lạm dụng ngôn từ. Không ai đáng phải nghe người khác mắng chửi, vậy nên bạn hãy tránh xa họ nếu họ có hành vi này.
Quảng cáo
Chăm sóc Bản thân và Người xung quanh
-
1Tìm sự trợ giúp về tình cảm ở nơi khác. Ngay bây giờ bạn phải chấp nhận là nhu cầu tình cảm của bạn sẽ không được người này đáp ứng.[42] Tìm một người bạn thân hoặc ai đó để tâm tình (ví dụ như người thân, chuyên viên tư vấn, thầy tu), họ sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu mỗi khi bạn cần tâm sự về những bức xúc của mình. Bạn phải xây dựng mạng lưới bạn bè để điền vào các khoảng trống tình cảm trong cuộc sống.
- Nếu vợ hoặc chồng bạn mắc NPD, anh ta sẽ không chia sẻ niềm vui với bạn mỗi khi bạn có thành tích trong công việc vì điều đó chẳng liên can đến cá nhân anh ta. Thậm chí họ còn tiếp nhận thành tích của bạn một cách tiêu cực nếu bản thân không được khen ngợi thường xuyên trong công việc. Bạn nên chuẩn bị tinh thần nhận sự khinh thường từ anh ta.
- Đăng một ghi chú thể hiện niềm vui lên trang mạng xã hội, hoặc gọi cho bạn bè để họ chia vui với bạn.
-
2Tự mình học cách cải thiện chất lượng cuộc sống. Mỗi cá nhân đều là thực thể cá biệt, vì vậy bạn cần học hỏi về chứng rối loạn nhân cách ái kỷ, đồng thời cố gắng tìm hiểu cách người ái kỷ nhìn nhận thế giới của họ. Hiểu về loại người này giúp bạn điều chỉnh cách tiếp cận anh ấy phù hợp hơn, để từ đó nhận được kết quả như mong đợi thường xuyên hơn.
- Dự đoán trước phản ứng của anh ta trong những tình huống cụ thể, sau đó lên kịch bản để thu được kết quả mong muốn. Xem xét cách anh ta nhìn nhận bạn trong thế giới của họ, rồi cố gắng ép mình vào cái khuôn đó cho phù hợp nhất.[43]
- Không luồn cúi quá mức để dẫn tới đổ bể, nhưng hãy tùy cơ ứng biến để có cái kết vui cho cả hai. Nhớ vận dụng câu nói bà thường rỉ tai với cháu gái khi đi lấy chồng: Anh ta sẽ làm bất cứ việc gì con muốn nếu con khiến chồng mình nghĩ rằng đó là ý tưởng của anh ta.
- Bạn càng hiểu và biết rõ hơn về người ái kỷ thì bức tường ngăn cách giữa hai bạn càng mờ dần, thể hiện bạn thật sự quan tâm đến họ và cuối cùng mang lại lợi ích cho cả hai.[44]
-
3Không bỏ qua cử chỉ tình cảm. Có thể bạn thấy rằng người ái kỷ phản ứng tốt với những việc làm thiện chí nhưng không thể hiện tình cảm của bạn, nhưng điều đó không có nghĩa bạn phải bỏ qua các cử chỉ tình cảm xuất phát từ trái tim mình.
- Thật ra anh ấy rất thích được khoe với đồng nghiệp về lời nhắn yêu thương bạn bỏ trong hộp cơm trưa cho anh ta. Nhưng nhớ rằng bạn chưa chắc nhận được thái độ biết ơn khi anh ta về nhà vào tối hôm đó.
- Thái độ ân cần sẽ đáp ứng được nhu cầu thể hiện yêu thương mà không làm tổn thương bạn với điều kiện bạn đừng mong anh ta đáp trả lại cử chỉ tình cảm đó.[45]
-
4Tìm lời khuyên từ người khác. Bạn đã đi đúng hướng khi tự mình tìm hiểu về chứng rối loạn nhân cách ái kỷ. Có rất nhiều nhóm hỗ trợ, sách vở và các nguồn tài nguyên để bạn tìm ra lời khuyên hữu ích cho mình trong mối quan hệ sóng gió này.
-
5Chia sẻ ý kiến với người khác. Bạn nên nhớ mình không phải là người duy nhất phải sống chung với người ái kỷ. Bạn có thể chia sẻ ý kiến của mình với bạn bè và đồng nghiệp của anh ta, vì chính họ cũng đang vật lộn để duy trì quan hệ với người đó.
-
6Giám sát con cái anh ta. Nếu có trẻ nhỏ sống chung với người ái kỷ thì bạn phải cố gắng giữ chúng an toàn khi ở bên người này. Bố hoặc mẹ ái kỷ thường lạm dụng lời nói hoặc tình cảm. Bạn phải để ý xem con mình có thiếu kỹ năng xã hội nào đó vì hành vi anh ta gây ra.[46] Sau đó bạn tìm cách bổ sung hoặc giáo dục lại kỹ năng đó cho trẻ để chúng không trở thành người ái kỷ sau này.Quảng cáo
Lời khuyên
- Thông thường đàn ông là đối tượng dễ mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ, nhưng đôi khi cũng có phụ nữ.[47]
Cảnh báo
- Nếu người mắc NPD có suy nghĩ muốn tự tử thì đem anh ta tới phòng cấp cứu ngay.
Tham khảo
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/201106/how-spot-narcissist
- ↑ Disarming the Narcissist: Surviving & Thriving With the Self-Absorbed (2nd ed) by Wendy T. Nehary (2013)
- ↑ http://narcissisticpersonalitydisorder.org
- ↑ Disarming the Narcissist: Surviving & Thriving With the Self-Absorbed (2nd ed) by Wendy T. Nehary (2013)
- ↑ http://www.webmd.com/mental-health/narcissistic-personality-disorder
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/201106/how-spot-narcissist
- ↑ http://www.webmd.com/mental-health/narcissistic-personality-disorder
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/beautiful-minds/201103/do-narcissists-know-they-are-narcissists
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/narcissistic-personality-disorder/basics/symptoms/CON-20025568
- ↑ http://www.webmd.com/mental-health/narcissistic-personality-disorder
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/narcissistic-personality-disorder/basics/symptoms/CON-20025568
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/narcissistic-personality-disorder/basics/symptoms/CON-20025568
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/narcissistic-personality-disorder/basics/symptoms/CON-20025568
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/201106/how-spot-narcissist
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/narcissistic-personality-disorder/basics/symptoms/CON-20025568
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/narcissistic-personality-disorder/basics/symptoms/CON-20025568
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/201106/how-spot-narcissist
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/201106/how-spot-narcissist
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/narcissistic-personality-disorder/basics/symptoms/CON-20025568
- ↑ https://www.psychologytoday.com/conditions/narcissistic-personality-disorder
- ↑ Disarming the Narcissist: Surviving & Thriving With the Self-Absorbed (2nd ed) by Wendy T. Nehary (2013)
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/narcissistic-personality-disorder/basics/symptoms/CON-20025568
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/narcissistic-personality-disorder/basics/symptoms/CON-20025568
- ↑ Disarming the Narcissist: Surviving & Thriving With the Self-Absorbed (2nd ed) by Wendy T. Nehary (2013)
- ↑ https://www.psychologytoday.com/us/blog/finding-new-home/201905/comparing-narcissistic-and-antisocial-personality
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/narcissistic-personality-disorder/basics/symptoms/CON-20025568
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/narcissistic-personality-disorder/basics/symptoms/CON-20025568
- ↑ https://www.psychologytoday.com/conditions/narcissistic-personality-disorder
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/narcissistic-personality-disorder/basics/symptoms/CON-20025568
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/narcissistic-personality-disorder/basics/symptoms/CON-20025568
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/narcissistic-personality-disorder/basics/symptoms/CON-20025568
- ↑ https://www.psychologytoday.com/conditions/narcissistic-personality-disorder
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/narcissistic-personality-disorder/basics/symptoms/CON-20025568
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/narcissistic-personality-disorder/basics/symptoms/CON-20025568
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/evolution-the-self/201311/6-signs-narcissism-you-may-not-know-about
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/narcissistic-personality-disorder/basics/symptoms/CON-20025568
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/narcissistic-personality-disorder/basics/symptoms/CON-20025568
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/narcissistic-personality-disorder/basics/symptoms/CON-20025568
- ↑ https://www.psychologytoday.com/us/blog/understanding-narcissism/201810/are-narcissists-bad-people
- ↑ https://www.healthline.com/health/can-a-narcissist-change
- ↑ https://medium.com/we-are-warriors/through-the-eyes-of-a-narcissistic-personality-966ec56250f1
- ↑ http:// http://psychcentral.com/disorders/narcissistic-personality-disorder-symptoms/
- ↑ http://www.drjudithorloff.com/Free-Articles/How-To-Deal-With-A-Narcissist.htm
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/201106/how-spot-narcissist
- ↑ http://www.drjudithorloff.com/Free-Articles/How-To-Deal-With-A-Narcissist.htm
- ↑ http://farzadlaw.com/divorcing-a-narcissist/how-protect-child-narcissistic-father-mother/
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/narcissistic-personality-disorder/basics/symptoms/CON-20025568