Bài viết này đã được cùng viết bởi Trudi Griffin, LPC, MS. Trudi Griffin là cố vấn chuyên nghiệp được cấp phép tại Wisconsin. Cô đã nhận bằng MS về Tư vấn sức khỏe tâm thần lâm sàng của Đại học Marquette năm 2011.
Có 17 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 8.954 lần.
Bệnh tưởng là tình trạng người ta tin rằng họ đang mắc một căn bệnh nghiêm trọng nào đó vì nhầm tưởng những cảm giác khó chịu thông thường của cơ thể là vấn đề thật sự. Bệnh này không còn là một chẩn đoán chính thức trong tiêu chuẩn chẩn đoán các bệnh rối loạn tâm thần DSM-5. Thay vào đó, những người có biểu hiện "bệnh tưởng" được chẩn đoán là rối loạn lo âu hoặc rối loạn cơ thể soma. [1] Nếu không được phát hiện và điều trị, bệnh tưởng có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống, tuy nhiên bạn sẽ tránh được tình trạng này nếu biết cách chăm sóc bản thân.
Các bước
Thay đổi lối suy nghĩ
-
1Tìm phương pháp trị liệu. Tìm một chuyên gia sức khỏe tâm thần để giúp bạn vượt qua các vấn đề. Những người bị bệnh tưởng đôi khi có các vấn đề như lo âu hoặc trầm cảm mà nếu được điều trị có thể giúp họ vượt qua nỗi sợ bị bệnh.[2] Chuyên gia trị liệu sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân của nỗi sợ và vượt qua chúng trong một môi trường an toàn.
- Để tìm một chuyên gia tâm lý có chứng chỉ hành nghề, bạn hãy thử vào các trang web y khoa hoặc bệnh viện chuyên ngành.
- Chuyên gia trị liệu có thể hướng dẫn bạn vận dụng các liệu pháp khác nhau như liệu pháp hành vi nhận thức.
-
2Xem xét các tiềm thức. Một nguyên nhân của bệnh tưởng là người ta hiểu nhầm cách vận hành của các cảm giác trong cơ thể và/hoặc tín hiệu truyền dẫn cảm giác đau. Sự hiểu nhầm hoặc thiếu hiểu biết này khiến họ lầm tưởng các tín hiệu cảm giác và nghĩ chúng nghiêm trọng hơn thực tế.[3]
- Vì vậy bạn cần tự hỏi rằng mình đã học được bao nhiêu về cơ thể và não bộ. Nếu bạn chưa học nhiều về những kiến thức này thì có một cách để bạn vượt qua bệnh tưởng là phải tìm hiểu thêm về các cảm giác cơ bản của cơ thể.
-
3Tự học hỏi về những cảm giác bình thường. Biết những cảm giác nào là bình thường để không trở nên lo sợ là đang mắc bệnh nặng khi chúng xuất hiện. Bạn nên hỏi bạn bè và người thân về những trải nghiệm mà đôi khi họ cảm thấy.
- Ví dụ, bạn nên hỏi liệu họ đã bao giờ cảm thấy trống ngực đập thình thịch (tim đập xốn xang giống như bỏ lỡ nhịp). Nhiều khả năng bạn sẽ phát hiện ra bạn bè và người thân cũng từng có cảm giác này trước đây vì hiện tượng trống ngực khá phổ biến.[4]
- Ngoài ra bạn có thể sử dụng nguồn thông tin dưới đây để biết những cảm giác mà người ta thường gặp phải khi họ trải qua các cảm xúc khác nhau: http://www.pnas.org/content/111/2/646.full
-
4Hạn chế nghĩ đến cảm giác. Người mắc bệnh tưởng thường nghĩ rất nhiều về cảm giác của mình để phát hiện bệnh tật. Lên kế hoạch trong vòng một tuần bạn phải từ từ giảm số lần nghĩ đến cảm giác sau mỗi ngày, để đến cuối tuần đó bạn chỉ nghĩ đến chúng vài lần mỗi ngày.[5]
- Ví dụ, ngày đầu tiên bạn cho phép mình nghĩ đến cảm giác 30 lần, ngày thứ hai bạn giảm xuống còn 22 lần, ngày thứ ba còn 14 lần và tiếp tục giảm số lần cho đến cuối tuần.
-
5Ngừng tìm kiếm sự trấn an. Nếu bạn muốn gia đình và bạn bè trấn an rằng mình không có bệnh và điều này cũng không thể loại trừ mối lo lắng thì tốt nhất bạn nên ngừng lại. Lý do vì nó có thể phản tác dụng và khiến bạn lo lắng nhiều hơn.[6]
- Nguyên nhân là càng ngày bạn càng mong muốn được trấn an nhiều hơn, nhằm mục đích giảm lo âu vốn là vấn đề thường xuyên chiếm vị trí trung tâm trong tâm trí bạn.
- Nếu người thân thường xuyên hỏi thăm tình hình sức khỏe và điều đó đang cản trở nỗ lực của bạn nhằm gạt bỏ nỗi lo bệnh tật ra khỏi tâm trí, bạn nên cho họ biết điều này.
- Bạn có thể nói "Em rất biết ơn anh luôn quan tâm và lo lắng cho em, nhưng em đang cố quên đi nỗi lo bệnh tật của mình nên tốt nhất anh chỉ cần hỏi thăm em mỗi tuần một lần".
-
6Áp dụng phương pháp thư giãn động, căng - chùng cơ. Một cách hiệu quả để giảm stress và tăng cường sức khỏe nói chung là kỹ thuật thư giãn động, căng - chùng cơ. Phương pháp này giúp giảm mức độ lo âu toàn diện và cụ thể là nỗi lo bệnh tật.[7] Cách thực hiện như sau: [8]
- Dành 15 phút tĩnh lặng cho bản thân.
- Nhắm mắt và thả lỏng cơ thể.
- Tạo lực căng vào một nhóm cơ cụ thể bằng cách siết căng trong khoảng 5 giây, cẩn thận đừng siết quá chặt; nếu không, bạn có thể bị đau.
- Nhanh chóng thả lỏng nhóm cơ đang căng trong khi thở ra.
- Điều quan trọng là bạn phải tập trung cao độ vào sự khác biệt giữa cảm giác cơ bị kéo căng và cơ thả lỏng.
- Sau khoảng 15 giây ở trong trạng thái thả lỏng, bạn lập lại toàn bộ quá trình với các nhóm cơ khác.
-
7Cân nhắc uống thuốc. Mặc dù bác sĩ không trực tiếp kê thuốc điều trị bệnh tưởng, nhưng bệnh này thường liên quan đến trạng thái trầm cảm và/hoặc rối loạn lo âu vốn là những bệnh điều trị bằng thuốc. Vì vậy những thuốc này có thể gián tiếp cải thiện triệu chứng của bệnh tưởng. [9] Nếu cho rằng điều trị trầm cảm và/hoặc lo âu là giải pháp hữu ích thì bạn nên giải thích cho bác sĩ.
- Bác sĩ có thể kê thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI).
- Bạn cần nhờ bác sĩ tư vấn trước khi bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi cách sử dụng thuốc.
Quảng cáo
Thay đổi lối sống
-
1Làm cuộc sống bận rộn hơn. Nếu bạn dễ bị bệnh tưởng thì không nên cho mình có thời gian nghĩ về việc liệu có mắc bệnh nặng nào đó không. Thay vào đó bạn nên giữ đầu óc bận rộn với nhiều công việc và mục tiêu đặt ra cho bản thân. Thật ra nhiều nghiên cứu cho thấy những người bận rộn có khuynh hướng hạnh phúc hơn người rảnh rỗi cùng lứa tuổi. [10] Nếu bạn không thể tìm ra việc làm cho mình thì nên:
- Cống hiến thời gian cho hoạt động từ thiện.
- Tìm một sở thích mới như vẽ tranh hoặc may quần áo.
- Chơi điện tử hay xem các chương trình tivi yêu thích.
- Tìm việc làm bán thời gian.
-
2Tránh tìm hiểu triệu chứng bệnh trên internet. Tìm hiểu về triệu chứng bệnh trên internet chỉ khiến bạn thêm sợ hãi. Triệu chứng thường được mô tả rất chung chung và người ta có thể suy ra rất nhiều điều từ chúng; nguyên nhân phổ biến nhất của triệu chứng bạn đang có thường là chính nó, vì theo thống kê thì đó là khả năng cao nhất. Tuy nhiên, nếu bạn dành thời gian tìm kiếm trên internet về nguyên nhân dẫn đến những cơn nhức đầu nhẹ thì có thể nhận được kết luận sai.
- Ví dụ, có một số nguyên nhân gây ra đau đầu, và nói chung đa số đều vô hại. Nhưng nếu đọc được một bài viết về khối u não và chứng đau đầu thì nhiều khả năng bạn sẽ tự làm mình sợ hãi. Khả năng phát triển khối u não dẫn đến nhức đầu là cực kỳ thấp.[11]
-
3Lên lịch lo lắng. Không nên cố gắng "không" nghĩ về việc gì. Bạn càng cố không nghĩ về điều gì thì sẽ càng nghĩ nhiều hơn về nó. Thay vào đó, mỗi ngày bạn dành 30 phút lúc đang có tâm trạng thoải mái và thả lỏng để duyệt qua tất cả các triệu chứng và phân tích cả khả năng khả thi lẫn không khả thi.[12]
- Có lẽ bạn phải thử nghiệm để tìm ra lịch lo lắng phù hợp nhất với mình. Ví dụ, đối với bạn thời gian lo lắng có thể tốt nhất là vào buổi sáng để bạn yên tâm làm việc trong ngày, hoặc nếu những suy nghĩ lo lắng tích lũy dần trong ngày thì bạn thấy cuối ngày là lúc phù hợp để xả hết nỗi lo.
-
4Theo khám bệnh với một bác sĩ giỏi. Thường xuyên thay đổi bác sĩ chỉ mang lại nhiều kết quả chẩn đoán khác nhau, nhiều xét nghiệm và phản hồi khác nhau.[13] Bạn nên tìm một bác sĩ đáng tin cậy, người có lưu hồ sơ theo dõi của cả bạn bè và người thân bạn hoặc có các bài viết hay trên mạng.
- Cho bác sĩ biết nếu bạn có khuynh hướng sợ điều xấu xảy ra mỗi khi bị ốm hay chấn thương, cho dù là thật hay tin là thật.
- Hỏi bác sĩ để biết có nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa và nhờ họ giới thiệu thay vì tự mình tìm kiếm bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ là người có chuyên môn để quyết định bạn có phải khám bệnh với bác sĩ chuyên khoa hay không.[14]
- Lên lịch khám bệnh nếu cần. Bạn phải mô tả triệu chứng và nỗi lo cho bác sĩ, sau đó hỏi họ có cần phải đi khám bệnh không.
-
5Duy trì cuộc sống lành mạnh. Không cho mình có bất kì lý do nào để nghĩ rằng bạn có thể bị bệnh hay sẽ bị bệnh nặng trong tương lai gần. Thêm vào đó, nếu có lối sống không lành mạnh, bạn thường cảm thấy sức khỏe tổng quát không ổn và nhận định sai những cảm xúc này là dấu hiệu của bệnh nặng. Vì vậy bạn phải tự chăm sóc cơ thể bằng cách:
- Ngủ nhiều từ 7-9 giờ mỗi ngày, hoặc tùy nhu cầu để cảm thấy phục hồi hoàn toàn.[15]
- Tập thể dục thường xuyên, mục tiêu đặt ra khoảng 30 phút mỗi ngày và tối thiểu vài ngày mỗi tuần.[16]
- Có chế độ ăn cân đối, bao gồm hoa quả và rau, bánh mì, mì sợi hay khoai tây, protein như thịt, cá, trứng, đậu, một số sản phẩm từ sữa và chỉ một ít thực phẩm giàu chất béo và/hoặc đường.[17]
- Tránh những thói quen không lành mạnh như uống nhiều rượu bia hoặc caffein.
- Tránh hút thuốc lá, đây là thói quen rất xấu.[20]
-
6Tăng dần những hành vi mà bạn tránh trước đây. Có một số hành vi bạn muốn tránh vì cho rằng chúng khiến mình bệnh hay dễ gây tử vong. Ví dụ, nếu quá lo lắng bị nhồi máu cơ tim thì bạn thường có suy nghĩ tránh tập thể dục hay quan hệ tình dục. Để vượt qua nỗi lo bệnh tật bạn nên tham gia nhiều hơn vào các hành vi mà bạn từng tránh. Việc tham gia như vậy mà không xảy ra bất kì hậu quả tiêu cực nào sẽ giúp bạn nhận ra thật sự không có gì đáng lo ngại.[21]
- Khởi đầu chậm để bạn chỉ phải đối mặt với rủi ro nhỏ nhất, do đó nhiệm vụ sẽ không đáng sợ lắm. Ví dụ, nếu sợ tập thể dục vì cho rằng nó sẽ khiến bạn bị nhồi máu cơ tim, bạn có thể khởi đầu bằng cách đi tản bộ nhẹ nhàng. Ngày hôm sau bạn đi nhanh hơn một chút, ngày tiếp theo chạy bộ chậm trong 3 phút. Ngày kế tiếp bạn bắt đầu chạy nhanh vừa phải trong 5 phút, và cứ thế tiếp tục.
Quảng cáo
Lời khuyên
- Cố gắng làm những việc bạn thích để giữ tâm trí bận rộn, như vậy bạn sẽ không nghĩ nhiều đến bệnh tật.
- Nếu bệnh tưởng ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống, bạn nên cho bác sĩ biết. Họ có thể gợi ý bạn đến gặp chuyên gia tâm lý hay bác sĩ chuyên khoa tâm thần, hoặc sẽ kê thuốc điều trị lo âu.
- Đôi khi bệnh tưởng chỉ là hệ quả của một vấn đề khác, chẳng hạn trầm cảm hoặc lo âu, do đó bạn phải cho bác sĩ biết nếu cho rằng mình đang gặp tình trạng này.
- Không ngại yêu cầu giúp đỡ. Chẳng có gì sai trái khi phải gặp chuyên gia tâm lý hay uống thuốc điều trị nếu việc này giúp bạn có cuộc sống tốt hơn mà không phải lo nghĩ về bệnh tật.
Tham khảo
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/illness-anxiety-disorder/basics/definition/con-20124064
- ↑ https://www.psychologytoday.com/articles/200912/hypochondria-the-impossible-illness
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/illness-anxiety-disorder/basics/causes/con-20124064
- ↑ http://www.health.harvard.edu/heart-disease-overview/skipping-a-beat--the-surprise-of-palpitations
- ↑ http://www.nhs.uk/conditions/hypochondria/Documents/Health%20Anxiety%20A4%20%202010.pdf
- ↑ http://www.nhs.uk/conditions/hypochondria/Documents/Health%20Anxiety%20A4%20%202010.pdf
- ↑ http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/hypochondriasis
- ↑ http://www.anxietybc.com/sites/default/files/MuscleRelaxation.pdf
- ↑ http://umm.edu/health/medical/altmed/condition/hypochondriasis
- ↑ http://greatergood.berkeley.edu/article/item/busy_people_are_happy_people
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/chronic-daily-headaches/multimedia/common-headache-types/flh-20078318
- ↑ http://psychcentral.com/blog/archives/2015/02/01/how-to-worry-more-effectively/
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/services/neurological_institute/center-for-behavioral-health/disease-conditions/hic-hypochondriasis
- ↑ https://my.clevelandclinic.org/services/neurological_institute/center-for-behavioral-health/disease-conditions/hic-hypochondriasis
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/expert-blog/tips-for-better-sleep/bgp-20094773
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/fitness/in-depth/exercise/art-20048389
- ↑ http://www.nhs.uk/Livewell/Goodfood/Pages/Healthyeating.aspx
- ↑ https://www.drinkaware.co.uk/check-the-facts/what-is-alcohol/new-government-alcohol-unit-guidelines
- ↑ http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/caffeine/art-20045678
- ↑ http://www.drinkingandyou.com/site/uk/toomuch.htm
- ↑ http://www.nhs.uk/conditions/hypochondria/Documents/Health%20Anxiety%20A4%20%202010.pdf