Bài viết này đã được cùng viết bởi Nicole Moore. Nicole Moore là Huấn luyện viên về tình yêu và mối quan hệ, đồng thời là người sáng lập và Giám đốc điều hành của Love Works Method, một dịch vụ huấn luyện riêng và khóa học kỹ thuật số dành cho những phụ nữ muốn tìm bạn đời phù hợp. Với hơn mười năm kinh nghiệm, cô chuyên về ngôn ngữ cơ thể và giúp người khác kiểm soát cuộc sống hẹn hò của họ, thu hút bạn đời và xây dựng một mối quan hệ bền chặt. Nicole đã được giới thiệu trên nhiều ấn phẩm như Cosmopolitan, Forbes và USA Today. Cô cũng dẫn chương trình Love Works with Nicole Moore, một podcast dành cho phụ nữ hiện đại muốn tìm lời khuyên về tình yêu, hẹn hò và mối quan hệ. Nicole có bằng Cử nhân Quan hệ Công chúng và Tiếng Tây Ban Nha của Đại học Syracuse và Chứng chỉ Huấn luyện Cá nhân của Đại học New York.
Có 10 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 4.331 lần.
Bạo lực thể hiện qua nhiều dạng. Dù bị bạn trai chi phối cảm xúc, bị làm cho xấu hổ nhiều lần, bị mắng mỏ thậm tệ, hoặc bị làm bẽ mặt, bạn đang phải chịu đựng sự bạo hành tình cảm. Nếu đã từng bị bạn trai hành hung cơ thể hay tình dục, bạn đang phải chịu đựng sự bạo hành thể xác. Cách duy nhất để đối phó với bạn trai có tính bạo lực là chấm dứt mối quan hệ càng sớm càng tốt để giúp bản thân được an toàn. Học cách để hành động nhanh chóng và tiếp tục cuộc sống của bạn.
Các bước
Thoát khỏi tình trạng bạo lực
-
1Nhận sự giúp đỡ. Nhiều nguồn lực ở địa phương giúp đỡ nạn nhân của tình trạng bạo lực. Nếu bạn không chắc chắn nên bắt đầu từ đâu, hoặc nếu chỉ muốn trò chuyện với ai đó về vấn đề liệu mối quan hệ của bạn có tính bạo hành, hãy liên hệ một trong những nguồn dưới đây. Nếu chung sống với bạn trai có tính bạo lực, hãy cẩn thận trong việc sử dụng máy tính bàn hay điện thoại di động, bởi vì trang mạng bạn truy cập và số cuộc gọi có thể lưu lại trong lịch sử hay nhật ký cuộc gọi, anh ta có thể kiểm soát chúng.
- Tại Hoa Kỳ: Truy cập trang http://www.thehotline.org/: Đường dây nóng Bạo lực Gia đình Quốc gia (The National Domestic Violence Hotline) là 1-800-799-7233(SAFE)
- Tại Anh: Truy cập trang http://www.womensaid.org.uk/: Trợ giúp Phụ nữ (Women’s Aid) là 0808 2000 247
- Tại Úc: Truy cập trang https://www.1800respect.org.au/: 1800Respect 1800 737 732
- Trên toàn thế giới: Truy cập trang http://www.hotpeachpages.net/: Hướng dẫn Quốc tế của các Cơ quan phòng chống Bạo lực Gia đình (The International Directory of Domestic Violence Agencies)
- Tại Việt Nam: Truy cập trang http://hoilhpn.org.vn/: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (Vietnam Women’s Union hay VWU)
-
2Không nên bào chữa hoặc bỏ qua hành vi bạo lực. Kẻ bạo hành thường khiến nạn nhân tin rằng hành vi bạo lực là do lỗi của họ. Người bạn trai hành động gây hấn, hung bạo, hay chủ tâm kiểm soát bạn không phải do lỗi của bạn. Nhận ra rằng mối quan hệ của bạn vẫn có tính bạo lực, thậm chí khi:
- Người bạn trai chưa từng đánh đập bạn. Bạo hành tình cảm hay lời nói cũng được xem là bạo hành.[1]
- Sự bạo hành không tồi tệ như những trường hợp mà bạn đã từng nghe.[2]
- Bạo hành thể xác chỉ xuất hiện một hoặc hai lần. Bất cứ bạo hành thể xác nào cũng là một dấu hiệu tiềm ẩn. [3]
- Hành vi bạo lực dừng lại khi bạn trở nên thụ động, ngừng tranh cãi, hay kiềm chế bộc lộ suy nghĩ hoặc quan điểm cá nhân. [4]
-
3Lên kế hoạch kết thúc mối quan hệ ngay lập tức. Bạo hành thể xác và tình cảm được xem là yếu tố phá vỡ mối qua hệ tình cảm. Cho dù bạn yêu đối phương thế nào, hai bạn ở bên nhau bao lâu, hai bạn có con hay thú cưng cùng nhau, hoặc sống chung, thì mối quan hệ có liên quan đến bạo hành thể xác hay tâm lý cần phải chấm dứt. Bây giờ, bắt đầu lên kế hoạch kết thúc mối quan hệ đó một cách an toàn và càng sớm càng tốt.[5]
- Nghĩ xem bạn sẽ đi đâu khi chia tay.
- Biết được bạn cần mang những gì bên mình. Nếu cần thiết, thu xếp một “túi đồ nguy cấp” và giấu nó ở đâu đó để sẵn sàng khi cần.[6]
- Nếu bạn dùng chung chương trình trên điện thoại di động, nên nhớ rằng nhiều điện thoại có thiết bị định vị GPS, và bạn trai có thể tìm thấy hoặc theo dõi bạn thông qua điện thoại. Cân nhắc đến việc bỏ nó lại và mua điện thoại cũng như đổi số mới.
- Quyết định những bước cần làm để được an toàn sau khi chia tay. Bạn có cần lệnh cách ly? Chuyển đến một thị trấn mới? Đổi giấy chứng minh mới? Hay thay ổ khóa mới cho cửa nhà?
- Lên kế hoạch để giúp người khác được an toàn. Con cái và thú cưng cũng cần phải rời đi, và chúng có thể hoặc không ở bên bạn. Lập kế hoạch cho những người và con vật mà bạn phải chăm sóc khi bạn rời đi.
-
4Chấm dứt mối quan hệ trong an toàn. Bạn nên làm rõ rằng bạn kết thúc mối quan hệ và không hy vọng sẽ tái hợp về sau. Nếu cảm thấy không thoải mái hay lo sợ cho sự an toàn của bản thân, bạn nên chấm dứt mối quan hệ từ xa hoặc nhờ ai đó giúp khi cần.
- Không nên cố gắng kết thúc chuyện tình cảm khi bạn ở nhà một mình với bạn trai có tính bạo lực. Sự cố gắng của bạn có thể làm căng thẳng gia tăng, và đặt bản thân vào tình thế nguy hiểm.
- Cân nhắc chia tay bằng cách viết thư hay qua điện thoại, thậm chí ngay cả khi đó không phải là cách thông thường; sự an toàn của bạn quan trọng hơn so với chuẩn mực xã hội.
- Nếu cảm thấy bạn cần trực tiếp chia tay người bạn trai có tính bạo lực, hãy làm điều đó ở nơi công cộng, với sự có mặt của người khác, và giữ cuộc đối thoại ngắn gọn.
- Súc tích và đi vào vấn đề chính. Bạn có thể nói một số câu đơn giản như: “Chúng ta không thể bên nhau nữa”. Cố gắng tránh bất kỳ cụm từ như “ngay bây giờ”, “tại thời điểm này”, hoặc “cho đến khi anh thay đổi”. Bạn nên hoàn toàn chấm dứt mối quan hệ.
Quảng cáo
Giữ an toàn
-
1Liên lạc với chính quyền. Để đảm bảo sự an toàn, điều quan trọng là bạn nên nói chuyện với người có đủ thẩm quyền và thực hiện hành động pháp lý, hay ít nhất tìm hiểu những lựa chọn của bạn. Bạn cần biết các thủ tục pháp lý và học cách phòng thân từ cảnh sát. Cần đảm bảo tình trạng bạo hành sẽ kết thúc.
- Liên lạc với chuyên gia tư vấn bạo lực gia đình càng sớm càng tốt và học cách để bước tiếp. Dựa vào tình trạng của bạn và khoảng thời gian hai bạn bên nhau, có thể sẽ khó để tìm công việc mới, căn hộ mới, hay đưa ra những thay đổi lớn lao cần thiết khác. Chuyên gia tư vấn bạo lực gia đình có thể giúp bạn.
-
2Ghi chép quá trình bị bạo hành.[7] Ghi lại bất kỳ nỗ lực của đối phương nhằm liên lạc với bạn sau khi chia tay. Viết ra một đoạn tóm tắt nhỏ bao gồm các sự kiện xảy ra trực tiếp hoặc qua điện thoại, và lưu giữ bất kỳ chứng cứ, như thư điện tử, tin nhắn trên mạng xã hội, hay tin nhắn văn bản.
- Bạn cần ghi chép tất cả thư từ nhận được, đặc biệt nếu chúng chứa lời đe dọa hay bạo lực. Nếu có thể, bạn nên ghi rõ hành vị bạo lực thể xác đã xảy ra khi ở bên cạnh người bạn trai bạo hành hoặc anh ta đánh bạn sau khi chia tay.
- Đây là một phần quan trọng trong việc tạo ra hoàn cảnh pháp lý chống lại bạn trai bạo hành và nó sẽ có ích khi bạn cần lệnh cách ly.
-
3Đệ đơn cách ly. Lệnh cách ly (hay còn được gọi là lệnh bảo vệ cá nhân) cho phép bạn có được sự bảo vệ pháp lý khỏi người đã từng bạo hành bạn. Trình bày bất kỳ và tất cả chứng cứ về bạo lực mà bạn đã trải qua, cũng như thư miêu tả hoàn cảnh bị bạo hành và mối quan hệ giữa bạn và người bạo hành trước tòa án địa phương. Họ sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn cụ thể về cách để điền vào giấy tờ chính xác nhằm nhận được lệnh cách ly.[8]
- Nếu phiên tòa thông qua lệnh cách ly của bạn, nó sẽ được áp dụng đối với người bạo hành một cách hợp pháp. Sau khi được áp dụng, bạn sẽ gửi chứng cứ có ích đến tòa án. Hãy hỏi thư ký tòa án về cách thức, quy trình.[9]
- Luôn giữ một bản sao của lệnh cách ly bên mình để bạn có thể trình nó trước cảnh sát nếu cần. Bạn sẽ không bao giờ biết được hoàn cảnh của mình vào thời điểm và trường hợp mà người bạo hành quyết định vi phạm lệnh cách ly.[10]
- Nhận thức rằng lệnh cách ly không chắc chắn bảo vệ bạn.[11] Sẽ dễ dàng hơn khi kẻ bạo hành bị bắt giữ khi anh ta có hành vi bạo lực với bạn, tuy nhiên cần có hành động để giữ người nguy hiểm đó tránh xa bạn hoàn toàn.
-
4Không đưa ra cơ hội thứ hai. Cái gì cũng có giới hạn. Một khi bạn chia tay, đừng quay lại, đừng cố gắng liên lạc hay giảng hòa với bạn trai đó. Tất cả đã chấm dứt. Hãy để người bạo hành nhận được thông điệp với giấy tờ liên quan đến lệnh cách ly.
- Nếu bạn chịu đựng bị bạo hành, sẽ không có gì để bàn luận. Đừng nghe bất cứ thương lượng, xin lỗi, lời hứa rằng anh ta "sẽ không bao giờ lặp lại điều đó nữa". Bạo lực phá vỡ mọi cam kết. Bạo lực kết thúc một mối quan hệ.
-
5Tạo sự thay đổi trong thói quen hàng ngày. Trước hết để bắt đầu, cố gắng và tránh liên lạc với người bạo hành. Tránh những nơi mà bạn biết rằng người đó thường đến và thay đổi thói quen hàng ngày để anh ta không thể biết được bạn đang ở đâu mọi lúc.[12] Không có lý do nào để bắt buộc đặt bản thân vào hoàn cảnh khó khăn hoặc có mối nguy hiểm tiềm ẩn.
- Nếu bạn học cùng trường hay làm chung công ty với người bạo hành, hoặc chạm mặt anh ta thường xuyên, cố gắng phớt lờ sự hiện diện của người đó. Luôn đi cùng với những người khác khi bạn đến công ty và trở về hoặc lái xe đi và về. Bạn cũng có thể nói chuyện với sếp, phòng nhân sự, hay cố vấn trường học về việc thay đổi địa điểm, thời gian làm việc, hay thời khóa biểu của lớp để giúp bản thân được an toàn.
Quảng cáo
Tiến về phía trước
-
1Lấy lại cân bằng cuộc sống. Điều phổ biến là nạn nhân bạo lực gia đình thường có cảm giác rằng chính họ là nguyên nhân dẫn đến bạo hành. Điều này xuất phát từ sự chi phối của người bạo hành; không ai phải chịu trách nhiệm cho việc để bạo lực xảy đến với chính họ.[13] Sau khi tình trạng bạo lực chấm dứt, hãy nỗ lực tự mình đứng dậy, thoát khỏi mối quan hệ bạo hành trước đây.
- Tìm kiếm một số phương pháp trị liệu để xây dựng sự tự tin.
- Dựa vào bạn bè và gia đình để tạo lại kết nối xã hội.
- Tìm kiếm mối quan hệ lành mạnh mới hoàn toàn không có dấu hiệu bạo hành.[14]
-
2Hẹn gặp chuyên gia tư vấn bạo lực gia đình. Điều đặc biệt quan trọng là bạn nên trò chuyện với ai đó có thể hiểu chấn thương tâm lý từ tình trạng bạo lực và bùa ngải mà một số người bạo hành có thể dùng. Tìm kiếm nhóm hỗ trợ bạo lực gia đình ở địa phương và tham gia vào nhóm sớm nhất có thể để bắt đầu quá trình điều trị.
-
3Cho phép bản thân nổi giận. Có thể cần một khoảng thời gian để bộc phát cơn giận, tuy nhiên sự giận dữ luôn tồn tại, ẩn sâu đâu đó bên cạnh những cảm xúc khác. Nổi giận không có gì xấu; nó có thể là chất xúc tác cho sự thay đổi.[15] Nếu cơn giận áp đảo bạn, hãy để nó xảy ra và dốc hết cơn thịnh nộ vào các hoạt động bổ ích tiêu tốn năng lượng. Chạy bộ. Đấm bốc. Tập Yoga. Chờ cơn giận nguôi dần.
- Cẩn thận không biến cơn giận dữ thành hành động mạo hiểm hay tự hủy hoại bản thân, và cố gắng xử lý nó một cách an toàn.
-
4Tập trung vào việc tự đứng dậy. Bạo lực khiến khả năng phòng vệ của bạn suy yếu dần cho tới khi bạn ở thế không được bảo vệ và dễ bị tổn thương. Đó có thể là một quá trình dài trong việc tự phục hồi để biến bản thân thành một người duy nhất, đáng mến và thú vị như chính con người bạn và bạn xứng đáng được như vậy. [16]
- Để bản thân có giây phút than khóc yếu mềm và sau đó bắt đầu bận rộn. Đối với bất cứ cuộc chia tay nào, bạn cũng có thể dành một tuần trên giường, không làm gì cả vì buồn khổ. Điều này hoàn toàn bình thường, nhưng điều quan trọng là nhận ra được khi nào là lúc nên ra khỏi giường và bắt đầu bước tiếp.
- Cố gắng tránh tập trung quá nhiều vào ý nghĩ về khoảng thời gian đã mất và hối tiếc. Bạn đã thực hiện bước quan trọng để kết thúc mối quan hệ và tiến lên phía trước. Hãy vui lên vì bạn đã không dành thêm nhiều thời gian với người bạo hành hay bế tắc trong vòng tròn không hồi kết của bạo lực. Hãy nhìn về tương lai.
-
5Dành thời gian cho những người thân yêu. Tạo một danh sách gồm những người thực sự quan tâm đến bạn trong cuộc sống. Suy nghĩ về những ai đã từng giúp đỡ bạn hết lần này đến lần khác, những người yêu mến bạn chân thành và ủng hộ bạn trong khoảng thời gian khó khăn. Gia đình, bạn bè lâu năm, hàng xóm tin cậy đều là những người mà bạn cần dành thời gian bên cạnh. Hãy để bản thân dựa vào họ.
-
6Đối xử tốt với bản thân. [17] Điều này mất một khoảng thời gian khi mà bạn đã có thể nghỉ ngơi, dành thời gian với thành viên thân thiết trong gia đình, hay làm vài việc nhỏ nào đó mà không phải lo sợ rằng chúng sẽ kích động người bạn trai nóng tính gia tăng cơn bạo hành. Có thể sẽ cần thời gian, nhưng hãy từ từ để nỗi sợ và cảm giác tự trách tan biến cùng với mối quan hệ có tính bạo lực, và tìm lại niềm vui trong cuộc sống.Quảng cáo
Lời khuyên
- Nhận ra rằng cá nhân có tính bạo lực không thể thay đổi và bạn không phải chịu trách nhiệm cho hành động/hành vi của họ.
Cảnh báo
- Không nên làm tăng thêm cơn hoảng loạn hoặc áp lực của người bạo hành. Chỉ cần phản ứng lại với anh ta một cách bình tĩnh và rời đi.
- Đảm bảo rằng bạn, bạn bè và gia đình của bạn giữ khoảng cách với người bạo hành.
- Chắc chắn quan tâm và giúp trẻ em bị bạo hành hồi phục.
Tham khảo
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/abuse/domestic-violence-and-abuse.htm
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/abuse/domestic-violence-and-abuse.htm
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/abuse/domestic-violence-and-abuse.htm
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/abuse/domestic-violence-and-abuse.htm
- ↑ http://www.northwestern.edu/womenscenter/issues-information/relationship-violence/warning-signs-abusive-person.html
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/abuse/help-for-abused-and-battered-women.htm
- ↑ http://www.womenslaw.org/laws_state_type.php?id=13422&state_code=PG
- ↑ http://www.domesticviolence.org/personal-protection-orders/
- ↑ http://www.domesticviolence.org/personal-protection-orders/
- ↑ http://www.domesticviolence.org/personal-protection-orders/
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/abuse/help-for-abused-and-battered-women.htm
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/abuse/help-for-abused-and-battered-women.htm
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/abuse/domestic-violence-and-abuse.htm
- ↑ http://www.helpguide.org/articles/relationships/how-to-find-lasting-love.htm
- ↑ https://www.psychologytoday.com/blog/wander-woman/201101/want-change-get-angry
- ↑ http://www.thehotline.org/2012/05/emotionally-recovering-from-an-abusive-relationship/
- ↑ http://www.thehotline.org/2012/05/emotionally-recovering-from-an-abusive-relationship/