Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Chắc hẳn một lần nào đó trong đời, bạn đã đột nhiên bị bạn bè đối xử lạnh nhạt và giả vờ như mình không tồn tại. Cảm giác bị phớt lờ còn tệ hơn cảm giác bị từ chối vì khiến bạn cảm thấy như mình không có giá trị gì cả.[1] Tuy nhiên, có rất nhiều cách giúp bạn phản ứng hiệu quả khi bị phớt lờ.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Đánh giá tình huống

  1. 1
    Xem lại tâm trạng và cảm xúc gần đây của bạn. Hãy thử tìm hiểu xem chuyện gì đang xảy ra trong suy nghĩ của bạn và bạn cảm thấy thế nào.[2] Quan trọng là bạn phải xác định rõ mình đang bị bạn bè phớt lờ hay bạn tự nghĩ rằng họ đang phớt lờ mình. Đôi khi vấn đề là do bạn và cảm xúc gần đây của mình chứ không phải do bạn bè.
    • Thử xem bạn có đang trải qua chuyện nào sau đây không: thay đổi quan trọng trong cuộc sống hoặc sự kiện căng thẳng như chuyển trường và làm quen với một môi trường mới, chia tay với người yêu, người thân bị ốm hay những khó khăn khác. Căng thẳng trong một lĩnh vực nào đó của cuộc sống sẽ ảnh hưởng đến những lĩnh vực khác. Ví dụ, nếu gần đây vừa thay đổi môi trường học tập, bạn sẽ có cảm giác như bị bạn bè cô lập vì không quen ai ở trường mới và không có dịp gặp lại bạn bè cũ, cho dù vẫn còn giữ liên lạc với họ qua tin nhắn. Vì vậy, cảm giác bị cô lập của bạn có liên quan và là cách bạn phản ứng với những gì đang xảy ra trong cuộc sống.
    • Chắc chắn rằng cảm xúc chính là nguyên nhân khiến bạn có cảm giác bị phớt lờ. Nói cách khác là: cảm giác bị phớt lờ làm nảy sinh vấn đề chứ không phải triệu chứng xuất hiện từ việc mà bạn đang trải qua.
    • Để hiểu bản thân và cảm xúc của mình, bạn nên tập luyện viết nhất ký hoặc trò chuyện với một người đáng tin cậy như bạn bè hoặc người thân. Điều quan trọng nhất là bạn phải thoát ra khỏi cảm xúc hiện tại và làm một điều gì đó khác. Việc thay đổi địa điểm cùng không gian có thể đem đến sự chuyển biến về mặt tinh thần và truyền thêm năng lượng tích cực cho những điều cần suy ngẫm.[3]
  2. 2
    Xem lại việc giao tiếp của bạn với bạn bè. Có thể bạn bè của bạn đang trải qua giai đoạn khó khăn trong cuộc sống nên làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ bạn bè. Do đó, có lẽ họ không cố tình phớt lờ bạn, nhưng bị tác động bởi những vấn đề cá nhân và không thể chú ý hoặc dành nhiều thời gian cho bạn.
    • So sánh số lần gặp gỡ của bạn với người bạn đó trong khoảng thời gian trước và gần đây. Có sự thay đổi lớn nào không? Bên cạnh đó, hãy thử so sánh số lần gặp gỡ của bạn với người bạn ấy và số lần cô ấy gặp những người bạn chung hoặc bạn bè khác. Cô ấy có thường xuyên đi chơi với người khác mà không thể dành thời gian gặp gỡ hoặc trò chuyện với bạn không?
    • Thử nghĩ xem người bạn ấy có đang trải qua sự thay đổi lớn nào trong cuộc sống hay không (chẳng hạn như việc cha mẹ ly hôn, người thân vừa qua đời, bất mãn...), đó là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc giữ liên lạc với bạn bè.
    • Ngẫm lại những lần gặp gỡ gần đây và xem có tình huống căng thẳng nào xảy ra giữa bạn và bạn bè hay không. Có lẽ người bạn ấy giận dỗi hoặc tổn thương bởi hành động và lời nói của bạn? Bạn có nói điều gì đó mà biết chắc mình không nên nói sau lưng cô ấy? Bạn có nói đùa hay nhận xét một cách khiếm nhã hay không? Có thể là bạn đã khiến người bạn ấy giận hoặc buồn và cô ấy muốn tránh né bạn trong một khoảng thời gian.
  3. 3
    Nên nhớ rằng bạn không thể kiểm soát hành động của người khác. Bạn chỉ có thể kiểm soát bản thân và hành động của mình.[4] Bạn không thể ép buộc bất kỳ ai đi chơi hoặc trò chuyện với bạn; tuy nhiên, bạn sẽ kiểm soát được phản ứng của mình trước thái độ của bạn bè và cách bạn đưa ra quyết định phản ứng như vậy.[5]
    • Không ai cô độc cả, mọi người đều cần sự giúp đỡ từ những người xung quanh và mối quan hệ bạn bè để sống lành mạnh và hạnh phúc. Thông thường con người dựa vào người khác để khẳng định giá trị của chính mình. Tuy nhiên, cảm giác đó nên xuất phát từ bên trong bạn, từ sự đánh giá về hành vi của mình. Quan trọng là bạn cảm thấy thế nào về những việc mình đã làm. Chỉ có bạn mới hiểu bản thân mình.[6]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Đối mặt với bạn bè

  1. 1
    Lên lịch gặp gỡ bạn bè.[7] Việc lên sẵn kế hoạch gặp gỡ là rất quan trọng. Bạn sẽ liên lạc với bạn bè và đề nghị gặp họ ở một nơi an toàn, riêng tư và yên tĩnh thích hợp để trò chuyện, chẳng hạn như ở quán cà phê hoặc lớp học. Thử tìm một nơi thoải mái cho người mà bạn cần gặp; đừng mời họ đến nhà của bạn.[8]
    • Suy nghĩ cách bạn sẽ đặt vấn đề với người bạn ấy và bạn sẽ hỏi hoặc nói gì với họ. Cố gắng tập trung lắng nghe những gì họ nói. Bạn hiểu bạn bè của mình, chắc hẳn bạn có thể đoán được họ sẽ phản ứng như thế nào. Mục đích lúc này là chuẩn bị sẵn sàng về tinh thần và cảm xúc để đối mặt với họ; đừng để bụng những gì mà người bạn ấy đã làm.[9]
  2. 2
    Đặt câu hỏi và lắng nghe. Hãy im lặng và lắng nghe người bạn ấy giải thích về việc phớt lờ bạn. Trước tiên, bạn cần lắng nghe suy nghĩ của họ, sau đó mới chia sẻ ý kiến của mình. Hãy nói một cách cụ thể và đưa ra những ví dụ liên quan đến hành vi mà bạn muốn nói đến. Ví dụ, bạn có thể nói với họ như sau “Tớ thấy cậu thường đi chơi vào thứ sáu. Cậu nói sẽ nhắn tin cho tớ về các kế hoạch. Thế tại sao cậu lại không làm như vậy?”
    • Chú tâm lắng nghe khi bạn bè giải thích.[10] Giữ tiếp xúc bằng mắt, quay người về phía họ và thả lỏng tay chân thay vì khoanh tay hoặc bắt chéo chân.
    • Câu trả lời của bạn bè có thể làm bạn bất ngờ và cũng giúp bạn giải tỏa căng thẳng! Ví dụ, bạn sẽ phát hiện ra rằng họ quên nhắn tin cho mình chứ không có ý định xấu hay muốn làm bạn tổn thương. Hoặc, có lẽ họ đi làm về muộn và nghĩ rằng lúc đó đã quá trễ để gọi hoặc nhắn tin cho bạn.
    • Có thể bạn bè sẽ đưa ra câu trả lời không rõ ràng. Chẳng hạn như họ sẽ kể về những khó khăn đang gặp phải trong cuộc sống. Hoặc, trong trường hợp tệ nhất, họ không đưa ra được lý do mà chỉ cố tình phớt lờ bạn. Những lời này rất khó nghe, nhưng về lâu dài, bạn sẽ cảm thấy vui vì dám đối mặt với họ và biết được sự thật.
  3. 3
    Nói lên suy nghĩ của bạn về tình huống đó. Vẫn giữ nguyên sự thật và lý giải về tình huống đó theo quan điểm và góc nhìn của bạn.[11] Cho bạn bè biết tình huống đó khiến bạn cảm thấy như thế nào và cảm nhận của bạn về hành động của họ. Hãy thẳng thắn và dùng đại từ ở ngôi thứ nhất để tránh gây cảm giác đổ lỗi. Một số ví dụ của câu dùng đại từ ngôi thứ nhất gồm có: "Tớ cảm thấy…", "Tớ buồn vì…" và "Tớ băn khoăn về chuyện…".[12]
    • Ví dụ, bạn thử nói “Khi không nhận được tin nhắn của cậu vào tối thứ sáu, tớ cảm thấy như cậu không muốn đến và cố ý bỏ rơi tớ”.
    • Thành thật với cảm xúc của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng việc trao đổi thẳng thắn về một vấn đề nào đó không đồng nghĩa với việc chỉ trích người khác. Nghĩa là bạn chỉ tập trung vào vấn đề, không đổ lỗi cho bất kỳ ai cả.[13]
    • Bình tĩnh và không để cảm xúc lấn át. Nếu cảm thấy giận dữ và không thể suy nghĩ thấu đáo, bạn nên dừng cuộc trao đổi và quay lại vào một dịp khác. Chắc hẳn bạn không muốn hối hận vì những gì đã nói trong lúc mất bình tĩnh. Bên cạnh đó, nếu bạn bè bắt đầu nổi giận hoặc hung hăng, tốt nhất bạn nên rời đi trước khi căng thẳng leo thang.
  4. 4
    Xin lỗi khi bạn mắc sai lầm. Nếu bị phớt lờ vì đã làm tổn thương cảm xúc của ai đó, bạn nên thành thật xin lỗi khi đến lượt mình được nói. Đảm bảo giải thích rõ bạn đang xin lỗi vì điều gì và tránh xin lỗi vì cảm nhận của họ trước hành động của bạn, thay vì chính hành động đó.
    • Ví dụ, nếu đã nói công việc của người bạn ấy hoàn toàn ngớ ngẩn và bạn sẽ không bao giờ làm một công việc như vậy, bạn đừng nói “Tớ xin lỗi vì đã khiến cậu nổi giận bằng việc đánh giá về công việc của cậu”. Đây là một câu xin lỗi nhưng không có ý xin lỗi vì không thừa nhận cái sai trong câu nhận xét và cũng có ý nói người ấy đã quá nhạy cảm khi nổi giận với lời nói của bạn. Thay vào đó, bạn nên nói “Tớ xin lỗi đã nhận xét như vậy về công việc của cậu. Những lời đó rất khó nghe và làm cậu tổn thương. Tớ biết cậu làm việc rất vất vả để đóng học phí, tớ đã sai vì không nghĩ đến cảm xúc của cậu”.[14]
  5. 5
    Tìm giải pháp. Cùng nhau tìm ra giải pháp thường là lựa chọn tốt nhất vì đôi khi người này cảm thấy như vậy là ổn nhưng người khác thì không.[15] Bạn có thể đưa ra những giải pháp đơn giản như hứa với bạn bè sẽ lên lịch gặp gỡ nhiều hơn hoặc viết lời nhắc để không ai bị bỏ rơi cả. Tuy nhiên, bạn nên nhớ điều chỉnh giải pháp cho phù hợp với từng tình huống và lý do phớt lờ. Ví dụ:
    • Nếu bạn bè phớt lờ bạn vì một vấn đề nào đó trong cuộc sống của họ, hãy cho họ thời gian và không gian để đối mặt với cảm xúc của mình. Nhớ cho họ biết (qua email, tin nhắn hoặc điện thoại) rằng bạn luôn có mặt bất kỳ khi nào họ cần tâm sự. Đừng tạo thêm áp lực cho họ bằng việc yêu cầu gặp mặt; thay vào đó, bạn chỉ nên liên lạc để họ biết rằng bạn luôn nhớ và trân trọng tình bạn này. Nếu đã nói thì bạn nên giữ lời, tức là luôn sẵn lòng có mặt khi bạn bè cần.[16]
    • Nếu có cảm giác bị phớt lờ do trải qua một sự việc nào đó, như đã đề cập trong phần 1, bạn nên cho bạn bè biết chuyện gì đang xảy ra với mình và trao đổi để tìm cách duy trì tình bạn trong lúc đối mặt với một sự thay đổi trong cuộc sống. Ví dụ, nếu bận rộn với việc chăm sóc mẹ bị ốm và không có thời gian gặp bạn bè, bạn thử hẹn họ đến nhà; như vậy, bạn vừa có thể chăm sóc mẹ và vừa có thời gian để gặp gỡ bạn bè.
  6. 6
    Tiếp tục gìn giữ tình bạn hoặc từ bỏ. Việc tìm ra cách hòa giải phù hợp với cả hai đôi khi rất khó. Trong một số trường hợp, bạn phải từ bỏ mối quan hệ bạn bè.[17] Do đó, nếu bạn bè khẳng định rằng họ phớt lờ bạn vì cả hai không tìm thấy điểm chung thì đây là lúc từ bỏ tình bạn này. Nếu bạn bè không trân trọng cảm xúc của bạn hoặc không cố gắng cải thiện tình hình hay mối quan hệ, có lẽ là vì họ không muốn gìn giữ tình bạn nữa. Mặc dù đây là một trải nghiệm khó khăn trong cuộc sống, nhưng tình bạn thường thay đổi theo thời gian.[18] May mắn thay, bạn vẫn có cơ hội kết bạn với rất nhiều người khác trong cuộc sống!
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Nếu việc phớt lờ chuyển sang hành động bắt nạt, bạn nên nói với thầy cô, giám thị, cha mẹ hoặc bất kỳ ai đáng tin cậy để giúp đỡ. Việc bạn thường xuyên bị đe dọa, mắng nhiếc, châm chọc, rình mò là hoàn toàn không ổn - đây là một dạng bạo hành tâm lý.[19]

Bài viết wikiHow có liên quan

Nhắn tin an ủi cô gái đang trong kỳ kinh nguyệtNhắn tin an ủi cô gái đang trong kỳ kinh nguyệt
Nhắn tin mời bạn gái đi chơiNhắn tin mời bạn gái đi chơi
Làm lành với bạn thânLàm lành với bạn thân
10 cách khéo léo để hỏi xem ai đó có thích bạn của bạn hay không10 cách khéo léo để hỏi xem ai đó có thích bạn của bạn hay không
Khéo léo từ chối một chàng trai qua tin nhắnKhéo léo từ chối một chàng trai qua tin nhắn
Trả lời tin nhắn cụt ngủn của con gáiTrả lời tin nhắn cụt ngủn của con gái
Dỗ dành người khác khi bạn không thể làm gì ngoài việc an ủiDỗ dành người khác khi bạn không thể làm gì ngoài việc an ủi
Trả lời câu hỏi "Cậu thích tớ ở điểm gì?"Trả lời câu hỏi "Cậu thích tớ ở điểm gì?"
Nhận biết một người né tránh bạnNhận biết một người né tránh bạn
Nhắn tin mời một cô gái đi xem phimNhắn tin mời một cô gái đi xem phim
Chọc cười bạn bè qua tin nhắnChọc cười bạn bè qua tin nhắn
Mở đầu cuộc trò chuyện tiêu khiển với bạn bè175 câu bắt chuyện thú vị và hấp dẫn để tiêu khiển với bạn bè
Giúp đỡ một người bạn tiêu cựcGiúp đỡ một người bạn tiêu cực
Chấm dứt Tình bạnChấm dứt Tình bạn
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Lena Dicken, Psy.D
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học lâm sàng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Lena Dicken, Psy.D. Lena Dicken là nhà tâm lý học lâm sàng tại Santa Monica, California. Với hơn tám năm kinh nghiệm, tiến sĩ Dicken chuyên trị liệu cho chứng lo âu, trầm cảm, rối loạn do chuyển đổi cuộc sống và những khó khăn trong quan hệ tình cảm. Cô sử dụng phương pháp kết hợp các liệu pháp tâm động học, liệu pháp hành vi nhận thức và liệu pháp dựa trên chánh niệm. Dicken có bằng cử nhân y học tích hợp của Đại học Hawaii tại Manoa, bằng thạc sĩ tâm lý học tư vấn của Đại học Argosy Los Angeles và bằng tiến sĩ tâm lý học về tâm lý học lâm sàng của Trường Tâm lý học Chuyên nghiệp Chicago tại Westwood. Công việc của Dicken đã được giới thiệu trên GOOP, tạp chí Chalkboard Magazine, cũng như vô số bài báo và podcast khác. Cô là nhà tâm lý học được cấp phép tại bang California. Bài viết này đã được xem 46.102 lần.
Chuyên mục: Tình bạn
Trang này đã được đọc 46.102 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo