Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Chắc hẳn không có điều gì hữu ích hơn việc biết người khác đang nghĩ gì. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ của người khác được giấu chặt trong đầu thì bạn có thể làm gì để đọc suy nghĩ của họ? Trên thực tế, bạn có rất nhiều cách. Bằng việc quan sát và mở lòng, bạn thật sự có thể đọc vị suy nghĩ của người khác. Đây là bài viết giới thiệu các mẹo tâm lý giúp bạn biết cách đọc tâm trí hiệu quả.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Đọc vị suy nghĩ có nghĩa là gì?

  1. 1
    Đọc vị suy nghĩ là việc xâu chuỗi dấu hiệu để xác định điều đối phương đang nghĩ. Đó không phải là thần giao cách cảm hoặc sử dụng năng lực siêu nhiên để đọc đúng suy nghĩ của người khác, nhưng đây là việc được các nhà tâm lý học gọi là “độ thấu cảm chuẩn xác” - khi bạn đọc vị tâm lý của người khác qua các dấu hiệu.[1]
    • Bạn có thể nhận biết dấu hiệu thông qua ngôn ngữ cơ thể, lý lịch của họ, và qua việc chú ý các thông tin và cách ăn nói của họ. Ví dụ: người đó có thể khoanh tay trước ngực khi họ tức giận hoặc khó chịu.
    • Một số nhà khoa học cũng nhắc đến “động lực đọc tâm trí” - kỹ năng cho phép con người hiểu rõ hơn về trạng thái tinh thần của người khác.[2]
    • Ví dụ, người có nhiều động lực đọc tâm trí sẽ nhận thấy sự lo lắng của đồng nghiệp khi họ liên tục gõ các ngón tay lên mặt phẳng.
  2. 2
    Việc đọc tâm trí còn được gọi là “đồng cảm nhận thức”. Trên thực tế, chúng ta luôn thực hiện việc này - chắc hẳn bạn cũng đôi lần cố gắng đoán suy nghĩ của ai đó trong suốt cả ngày. Có thể bạn không hoàn toàn ý thức được việc đồng cảm nhận thức, vì việc này có thể xảy ra kể cả khi bạn đang nghĩ về chuyện hoàn toàn khác.[3]
    • Khả năng đồng cảm nhận thức và thấu hiểu trạng thái cảm xúc của người khác có thể là một kỹ năng quý giá tại nơi công sở, trường học, hoặc trong cuộc sống cá nhân.
    • Bất cứ ai làm việc trong lĩnh vực đòi hỏi phải hiểu rõ người khác, chẳng hạn như các nhà ngoại giao, nhân viên y tế hoặc doanh nhân đều có thể nhận được nhiều lợi ích từ việc tận dụng kỹ năng đồng cảm nhận thức của họ.
    • Nhiều nghiên cứu cho biết nữ giới thường đồng cảm nhận thức tốt hơn nam giới.[4]
    • Người mắc chứng tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc đồng cảm nhận thức. Nhiều người tự kỷ chọn dành thời gian tập dượt những cuộc trò chuyện để kiểm soát khó khăn trong việc thấu hiểu cảm xúc của người khác.[5]
  3. 3
    Việc đọc tâm trí không có tính khoa học, nên bạn cần thận trọng. Tránh việc cho rằng bạn biết người khác nghĩ gì hoặc cảm thấy như thế nào với sự chắc chắn 100% - khi đọc tâm trí, bạn chỉ phỏng đoán và điều đó có nghĩa là bạn có thể sai.[6]
    • Hãy nhớ rằng người khác làm chủ cảm xúc của họ, nên bạn đừng cố nghĩ rằng bạn biết rõ điều họ cần.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Cách đọc vị suy nghĩ trong cuộc sống thường ngày

  1. 1
    Chú ý lắng nghe lời nói và những khoảng lặng. Khi người khác trò chuyện với bạn, hãy tự hỏi điều quan trọng nhất mà họ muốn nói là gì. Dùng kỹ năng lắng nghe chủ động: tránh ngắt lời, chỉ lắng nghe, đặt câu hỏi và cho họ thời gian để trả lời và lắng nghe nhiều hơn.[7]
    • Những cuộc trò chuyện sâu sắc không phải là cách duy nhất giúp bạn thấu hiểu người khác. Cuộc trò chuyện phiếm giúp bạn thấy cách hành xử thông thường của người đó và khi họ ở trạng thái thư giãn.
    • Ví dụ, nếu một người bạn có vẻ sôi nổi và hoạt ngôn khi hai người trao đổi về thời tiết, nhưng họ lại mất nhiều thời gian để phản hồi và đưa ra câu trả lời nước đôi khi bạn hỏi về gia đình của họ, có lẽ đối với họ gia đình là chủ đề khó nói.
    • Có thể khi bạn hỏi “Chị gái của bạn thế nào rồi?” thì người đó im lặng một lúc trước khi nói “Mình nghĩ là chị ấy vẫn ổn.”
    • Trong ví dụ này, có thể người bạn đó có mối quan hệ không tốt với chị gái, vì họ bắt đầu với “Mình nghĩ” thay vì “Chị ấy vẫn ổn”.
  2. 2
    Quan sát ngôn ngữ cơ thể của đối phương. Việc đọc ngôn ngữ cơ thể là bước quan trọng giúp bạn hiểu trạng thái tinh thần của người khác, nhưng bạn cần thực hành nhiều để nắm rõ. Ngôn ngữ cơ thể có thể tiết lộ nhiều điều về những gì người khác không muốn nói, hoặc điều mà họ thậm chí không nhận ra ở bản thân. Nếu ai đó nói “có”, nhưng ngôn ngữ cơ thể lại nói “không”, đó là dấu hiệu của sự bất ổn.[8] Bạn có thể tìm được nhiều sách về ngôn ngữ cơ thể, nhưng để bắt đầu, bạn cần lưu ý các yếu tố sau:
    • Mắt: Khi người đó thấy điều phấn khích, khi họ đưa ra quyết định khó khăn, hoặc khi họ trải nghiệm cảm xúc khó khăn, đồng tử của họ thường mở to.[9]
    • Tư thế: Đối phương có vẻ căng thẳng hay thư giãn? Đây là dấu hiệu giúp bạn biết mức độ căng thẳng của họ.[10]
    • Biểu cảm gương mặt: Nụ cười chân thật không chỉ thể hiện qua đôi môi. Khi ai đó nở nụ cười chân thành, bạn sẽ thấy rãnh cười hoặc những nếp nhăn nhỏ quanh mắt.[11] Người đang nhíu mày thường cảm thấy khó chịu hoặc tức giận.
    • Cử chỉ tay: Người đang lo lắng sẽ liên tục xoay viết hoặc vật dụng khác trong tay.[12]
    • Tông giọng: Người đang cảm thấy thoải mái thường có tông giọng thả lỏng, ấm áp hoặc tự tin.[13] Ngược lại, bạn sẽ thấy giọng người đó nghe có vẻ khó chịu hoặc tức giận.
  3. 3
    Suy đoán từ lý lịch của họ. Tuổi tác, văn hóa và niềm tin đều có ảnh hưởng to lớn đến cách suy nghĩ của ai đó trong mọi thời điểm. Hãy dùng sự hiểu biết của bạn về lý lịch của người khác để giúp bạn tổng hợp suy nghĩ của họ.[14]
  4. 4
    Dùng sự đồng cảm của bạn. Ý thức cảm quan được định nghĩa là ý thức về cảm giác của cơ thể có liên hệ với thế giới xung quanh. Việc nhìn thấy người khác đau đớn hoặc chịu đựng khổ đau có thể kích hoạt cảm giác đau khổ trong cơ thể của bạn.[17]
    • Nếu ai đó khiến bạn cảm thấy vô cùng vui vẻ hoặc buồn bã, hãy xem đây là dấu hiệu để bạn suy ngẫm liệu có phải họ cũng đang gặp phải cảm xúc tương tự.[18]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Những cách khác giúp bạn đọc tâm trí hiệu quả

  1. 1
    Văn phong: Họ thường thích thú chủ đề nào nhất khi trao đổi qua tin nhắn hoặc thư điện tử? Bạn có thể thử đọc blog của họ hoặc bài viết dành cho công chúng nếu họ có chia sẻ. Giọng điệu và cách lựa chọn từ ngữ của họ thay đổi như thế nào khi họ nói về điều đam mê?[19]
    • Ví dụ, nếu người bạn quan tâm có trang blog du lịch, họ sẽ cảm thấy kết nối với bạn nếu bạn thích thú với sự mạo hiểm của họ.
  2. 2
    Mạng xã hội: Giọng điệu trong những gì người khác chia sẻ trên mạng xã hội có thể giúp bạn đoán suy nghĩ và cảm xúc của họ liên quan đến mọi vấn đề. Thậm chí bạn có thể đoán mức độ thoải mái của ai đó trong tình huống giao tiếp thông qua mạng xã hội: người hướng nội thường sử dụng nhiều từ ngữ tập trung vào họ, chẳng hạn như “tôi”, còn người hướng ngoại thường dùng từ ngữ thể hiện hoạt động xã hội, chẳng hạn như “tình yêu”, “ban đêm” hoặc “tiệc tùng”.[20]
    • Nếu bạn muốn biết suy nghĩ của ai đó qua mạng xã hội, hãy thử xem các tài khoản mà họ theo dõi để biết họ quan tâm đến điều gì.
  3. 3
    Cách bạn thân của người đó nhận xét về họ: Những người thân thiết với người mà bạn muốn tìm hiểu sẽ biết rõ những điều người đó thích và không thích, cũng như cách họ phản ứng trong một số tình huống. Hãy thử hỏi bạn bè hoặc người thân của người đó để biết suy nghĩ của họ về chủ đề nào đó.[21]
    • Ví dụ, nếu bạn muốn biết những hoạt động mà người đó thích thực hiện trong buổi hẹn, hãy hỏi anh/chị/em của họ bằng câu hỏi như “Chị/em gái của bạn thích món gì?”
  4. 4
    Ngoại hình và phong cách: chẳng hạn như người mặc áo lông thú sẽ không quan tâm đến quyền động vật. Tuy nhiên, những gì bạn có thể biết được thông qua ngoại hình của người khác thường rất ít - bộ đồng phục chỉ cho bạn biết nơi làm việc của người đó, thay vì con người thật của họ.[22]
    • Ví dụ: nếu người đó nhuộm tóc màu lạ và mặc trang phục cá tính, họ thường có suy nghĩ hiện đại và cởi mở đối với các vấn đề trong xã hội.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Cách để đọc tâm trí hiệu quả

  1. 1
    Bỏ qua những định kiến và phán xét của bạn. Cố gắng giữ sự cởi mở khi bạn đọc vị tâm lý của người khác. Hãy nhớ rằng không phải lúc nào người khác cũng phản ứng giống bạn.[23]
    • Ví dụ: bạn cảm thấy khó chịu khi ai đó hủy kế hoạch vào phút cuối không có nghĩa là người khác cũng cảm thấy như vậy.
  2. 2
    Tập suy luận quy nạp. Trong khi suy luận diễn dịch bắt đầu từ một tiền đề và từ đó tìm chứng cứ để chứng minh (“anh ấy giận, nên anh ấy nhìn xuống đất”), suy luận quy nạp thì ngược lại (“anh ấy nhìn xuống đất, có thể anh ấy đang giận”). Điều quan trọng nhất khi đọc tâm trí là tập hợp các chứng cứ trước khi đưa ra suy đoán về cảm xúc của người khác, thay vì ngược lại.[24]
    • Người cảm thấy lo lắng trong tương tác xã hội thường gặp khó khăn với việc suy luận diễn dịch thay vì suy luận quy nạp. Nếu bạn cho rằng người khác đang phán xét mình một cách tiêu cực và bạn cố gắng chứng minh điều đó, bạn đang không đọc tâm trí - đây chỉ là tiếng nói bắt nguồn từ lo âu.[25]
  3. 3
    Đặt câu hỏi trực tiếp. Mặc dù đây không phải việc đọc tâm trí, nhưng cách tốt nhất giúp bạn hiểu cảm xúc của người khác là trao đổi trực tiếp. Nhiều nghiên cứu cho biết khả năng đặt bản thân vào vị trí của người khác không tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ như nhiều người vẫn nghĩ. Để tránh hiểu lầm, bạn nên can đảm tìm hiểu một cách chân thành.[26]
    • Ví dụ, bạn có thể hỏi “Bạn trông có vẻ hơi lo lắng, nhưng có thể mình đoán sai. Bạn đang cảm thấy thế nào?”
    • Hoặc, bạn sẽ nói “Mình có cảm giác bạn vui khi ở bên mình, nhưng mình không chắc. Bạn cảm thấy thế nào về buổi tối nay?”
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Trong tương lai gần, máy móc có thể đọc suy nghĩ của con người thông qua tín hiệu điện tử. Nếu thật sự thích việc đọc tâm trí, bạn có thể cân nhắc theo học chuyên ngành khoa học thần kinh.[27]

Bài viết wikiHow có liên quan

Phải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạnPhải làm gì khi con gái không trả lời tin nhắn của bạn: 13 kiểu tin nhắn mà bạn có thể gửi cho cô ấy
Khen một cô gái xinh đẹp qua tin nhắnKhen một cô gái xinh đẹp qua tin nhắn
Mở đầu cuộc trò chuyện khi bạn không có gì để nóiMở đầu cuộc trò chuyện khi bạn không có gì để nói
Trò chuyện với Một Cô gái mà Không gây Nhàm chánTrò chuyện với Một Cô gái mà Không gây Nhàm chán
Nhắn tin hỏi thăm người ốmCách để nhắn tin hỏi thăm, động viên người ốm
Tán gái qua tin nhắnTán gái qua tin nhắn
Bắt đầu cuộc trò chuyện với một cô gáiBắt đầu cuộc trò chuyện với một cô gái
Tìm kiếm chủ đề để trò chuyệnTìm kiếm chủ đề để trò chuyện
Đưa ra câu hỏi mởĐưa ra câu hỏi mở
An ủi Phụ nữ đang khócAn ủi Phụ nữ đang khóc
Đáp lại Lời khenĐáp lại Lời khen
Đáp lại lời cảm ơnĐáp lại lời cảm ơn
Biểu tượng hai ngón tay bắt chéo có ý nghĩa gìEmoji 🤞(biểu tượng hai ngón tay bắt chéo) có ý nghĩa gì?
Ngừng Nói tụcNgừng Nói tục
Quảng cáo
  1. https://www.helpguide.org/articles/relationships-communication/nonverbal-communication.htm
  2. https://www.nbcnews.com/healthmain/how-spot-fake-smile-its-all-eyes-1c9386917
  3. https://essay.utwente.nl/72853/1/Thesis_%20Bianca_%20Ciuffani_s1108905.pdf
  4. https://www.helpguide.org/articles/relationships-communication/nonverbal-communication.htm
  5. https://www.edutopia.org/discussion/being-mindful-cultural-differences
  6. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3840427/
  7. https://www.edutopia.org/discussion/being-mindful-cultural-differences
  8. https://www.scientificamerican.com/article/how-you-feel-what-another-body-feels/
  9. https://lesley.edu/article/the-psychology-of-emotional-and-cognitive-empathy#
  10. https://www.umgc.edu/current-students/learning-resources/writing-center/online-guide-to-writing/tutorial/chapter3/ch3-21.html
  11. https://www.psychologytoday.com/us/blog/close-encounters/202009/what-can-we-learn-about-people-their-social-media
  12. https://www.psychologicalscience.org/news/releases/how-well-do-you-know-your-friends.html
  13. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/34566800/
  14. https://www.mequilibrium.com/resources/secrets-of-communication-from-a-professional-mind-reader/
  15. https://iep.utm.edu/deductive-inductive-arguments/
  16. https://www.healthyplace.com/blogs/anxiety-schmanxiety/2015/12/social-anxietys-minions-mind-reading-and-projecting
  17. https://greatergood.berkeley.edu/article/item/how_putting_yourself_in_someone_elses_shoes_may_backfire
  18. https://www.nature.com/articles/502428a

Về bài wikiHow này

Kelli Miller, LCSW, MSW
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tâm lý trị liệu
Bài viết này đã được cùng viết bởi Kelli Miller, LCSW, MSW. Kelli Miller là chuyên gia tâm lý trị liệu, tác giả và người dẫn chương trình TV/radio tại Los Angeles, California. Kelli hiện tại hành nghề tư nhân và chuyên về các mối quan hệ gia đình, tình yêu hôn nhân, trầm cảm, lo âu, giới tính, chức năng làm cha mẹ và v.v... Kelli cũng đang điều hành các nhóm tại The Villa Treatment Center dành cho những người đang cai nghiện rượu và ma túy. Trong vai trò tác giả, cô nhận được giải thưởng Next Generation Indie Book Award cho cuốn sách “Sống chung với ADHD: Sách thực thành dành cho trẻ” và cô cũng là tác giả của cuốn “Hướng dẫn của Giáo sư Kelli để Tìm Chồng”. Kelli là người dẫn chương trình "The Dr. Debra and Therapist Kelli Show” trên LA Talk Radio. Bạn có thể xem tác phẩm của cô trên Instagram @kellimillertherapy và trang web www.kellimillertherapy.com. Cô đã nhận bằng Thạc sĩ Công tác Xã hội của Đại học Pennsylvania và bằng cử nhân về xã hội học/y tế của Đại học Florida. Bài viết này đã được xem 1.920 lần.
Chuyên mục: Giao tiếp xã hội

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 1.920 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo