Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Nếu USB đã được chống ghi (write-protected) thì có khả năng bạn sẽ không thể sửa đổi tập tin hay định dạng ổ đĩa. Có vài cách để bạn có thể gỡ bỏ chế độ chống ghi trên USB. Tuy nhiên, ổ đĩa cũng có thể đã hỏng hoặc bị khóa bằng phần mềm bảo vệ và chúng ta không thể ghi đè. wikiHow hôm nay sẽ hướng dẫn bạn cách gỡ chế độ chống ghi trên USB bằng máy tính Windows hoặc macOS.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:
Sử dụng Diskpart (Windows)

  1. 1
    Trượt công tắc trên USB. Nếu USB có công tắc chống ghi vật lý bên ngoài thì có thể nút này đang nằm ở vị trí khóa. Hãy thử trượt công tắc để tắt chế độ chống ghi trước khi tiếp tục phương pháp này.
    • Trong một số trường hợp, USB có thể bị khóa bằng phần mềm bảo vệ không cho phép thay đổi nội dung bên trong. Khi đó, có khả năng bạn sẽ không thể gỡ bỏ chế độ chống ghi trên USB.[1]
  2. 2
    Cắm ổ đĩa flash vào cổng USB trên máy. Bạn có thể sử dụng bất cứ khe cắm USB trống nào trên PC.
  3. 3
  4. 4
    Nhấp vào Run ở cuối trình đơn hiện lên khi bạn nhấp phải vào nút Start. Chương trình Run sẽ mở ra trong cửa sổ mới.
  5. 5
    Nhập diskpart vào Run và nhấn Enter. Diskpart sẽ mở ra trong Command Prompt.
  6. 6
    Nhập list disk và nhấn Enter. Danh sách các ổ đĩa (bao gồm cả USB) sẽ hiện ra. Mỗi ổ đĩa được gán nhãn "Disk (số)" và mỗi số là duy nhất đại diện cho ổ đĩa đó.
    • Bạn sẽ có thể nhận ra USB bằng cách nhìn vào dung lượng ổ đĩa được liệt kê bên dưới mục "Size" (Kích thước). Chẳng hạn, nếu USB có dung lượng 32 GB thì "32 GB" hoặc số xấp xỉ sẽ hiển thị bên dưới mục "Size" trên Command Prompt.
  7. 7
    Nhập select disk # và nhấn Enter. Trong đó # là số tượng trưng cho ổ đĩa flash (ví dụ: "select disk 3"). USB sẽ được chọn trong Diskpart.
  8. 8
    Nhập attributes disk clear readonly và nhấn Enter. Trạng thái chống ghi sẽ được gỡ bỏ khỏi ổ đĩa.
  9. 9
    Nhập clean và nhấn Enter. Dữ liệu sẽ bị xóa khỏi ổ đĩa. Sau khi hoàn tất, bạn sẽ có thể thiết lập để sử dụng.
  10. 10
    Nhập create partition primary và nhấn Enter để tạo phân vùng trên ổ đĩa flash.
  11. 11
    Nhập format fs=fat32 hoặc format fs=ntfsvà nhấn Enter. Lệnh này sẽ định dạng ổ đĩa có thể đọc trên mọi hệ điều hành. Nếu USB có dung lượng nhỏ hơn 32 GB, bạn cần nhập "format fs=fat32". Nếu ổ đĩa flash có bộ nhớ lớn hơn 32GB, hãy nhập lệnh "format fs=ntfs".[2]
  12. 12
    Nhập exitvà nhấn Enter để trở về dấu nhắc lệnh tiêu chuẩn. Vậy là USB đã sẵn sàng để được lưu trữ và sử dụng với mục đích khác.
    Quảng cáo

Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:
Sử dụng Registry Editor (Windows)

  1. 1
    Trượt công tắc trên USB. Nếu USB có công tắc chống ghi vật lý bên ngoài thì có thể nút này đang nằm ở vị trí khóa. Hãy thử trượt công tắc để tắt chế độ chống ghi trước khi tiếp tục phương pháp này.
  2. 2
    Mở Windows Registry Editor trên PC bằng cách:
    • Nhấn Win+S để mở thanh tìm kiếm.
    • Nhập regedit vào trường tìm kiếm.
    • Nhấp vào Registry Editor trong danh sách kết quả hiện ra.
    • Nhấp Yes để khởi chạy ứng dụng.
  3. 3
    Đi đến thư mục Control. Điều hướng đến thư mục Control trong sổ đăng ký hệ thống. Tại đây bạn sẽ thấy nhiều thư mục khác nhau. Sau đây là cách thực hiện:
    • Nhấp vào thư mục HKEY_LOCAL_MACHINE.
    • Nhấp vào thư mục SYSTEM.
    • Nhấp vào thư mục CurrentControlSet.
    • Nhấp vào thư mục Control.
  4. 4
    Nhấp vào thư mục StorageDevicePolicies (nếu có). Nếu thư mục này nằm trong khung bên trái (bên dưới thư mục "Control"), hãy nhấp đúp vào đó để hiển thị nội dung bên trong ở khung bên phải. Nếu không thấy thư mục này, bạn cần tiến hành những bước sau để tạo mới:[3]
    • Nhấp phải vào khoảng trống trong khung bên phải để mở trình đơn ngữ cảnh.
    • Chọn New (Mới) rồi đến Key (Khóa) từ trong trình đơn.
    • Nhập StorageDevicePolicies và nhấp vào khoảng trống để lưu khóa mới.
    • Nhấp vào StorageDevicePolicies trong khung bên trái để mở thư mục.
    • Nhấp phải vào khoảng trống trong khung bên phải rồi chọn New > DWORD.
    • Nhập WriteProtect rồi nhấp vào bất cứ đâu để lưu DWORD.
  5. 5
    Nhấp đúp vào WriteProtect trong cột bên phải. Cửa sổ hộp thoại sẽ hiện lên.
  6. 6
    Nhập "0" làm dữ liệu giá trị "Value Data" và nhấp OK. Lưu ý: nhập số 0 không có dấu ngoặc kép.
  7. 7
    Đóng Registry Editor và khởi động lại PC. Những thay đổi mà chúng ta thực hiện trong Registry Editor thường có hiệu lực sau khi máy tính khởi động lại.
  8. 8
    Cắm USB vào PC và mở File Explorer. Bạn có thể mở File Explorer bằng cách nhấn Win+E hoặc nhấp phải vào trình đơn Start và chọn File Explorer.
  9. 9
    Nhấp phải vào ổ đĩa flash và chọn Format (Định dạng). Các tùy chọn dành cho việc xóa và định dạng lại ổ đĩa sẽ hiện ra.
  10. 10
    Chọn tùy chỉnh định dạng và nhấp vào Start (Bắt đầu). Nội dung trên ổ đĩa flash sẽ bị xóa và mọi thứ sẵn sàng để sử dụng.[4]
    • Nếu cách này không hiệu quả, hãy thử phương pháp "Sử dụng Diskpart (Windows)".
    Quảng cáo

Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:
Sử dụng Disk Utility (Mac OS X)

  1. 1
    Trượt công tắc trên USB. Nếu USB có công tắc chống ghi vật lý bên ngoài thì có thể nút này đang nằm ở vị trí khóa. Hãy thử trượt công tắc để tắt chế độ chống ghi trước khi tiếp tục phương pháp này.
  2. 2
    Cắm ổ đĩa flash chống ghi vào cổng USB trên máy Mac.
  3. 3
  4. 4
    Nhấp vào thư mục Applications nằm trong khung bên trái. Một số biểu tượng sẽ hiện ra trong khung bên phải.
  5. 5
    Nhấp đúp vào thư mục Utilities nằm trong khung bên phải.
  6. 6
    Nhấp đúp vào Disk Utility. Tùy chọn có biểu tượng ổ cứng với ống nghe nằm trong khung bên phải. Công cụ định dạng ổ đĩa sẽ mở ra.
  7. 7
    Chọn ổ đĩa flash trong khung bên trái. Một số thông tin về ổ đĩa sẽ hiện ra trong khung bên phải.
  8. 8
    Nhấp vào thẻ Erase (Xóa) nằm ở gần đầu khung bên phải.[5]
  9. 9
    Nhập tên cho ổ đĩa (tùy chọn). Bạn có thể giữ lại tên USB mặc định nếu muốn.
  10. 10
    Chọn loại hệ thống tập tin từ trong trình đơn "Format". Nếu muốn ổ đĩa flash tương thích với cả PC và Mac, bạn có thể chọn MS-DOS (FAT) (đối với USB dưới 32GB) hoặc ExFAT (dành cho USB trên 32GB). Nếu không thì bạn cứ chọn loại hệ thống tập tin Mac mà bạn muốn.
  11. 11
    Nhấp vào nút Erase ở góc dưới bên phải cửa sổ hoạt động. Mac sẽ định dạng lại USB chống ghi và thay đổi trạng thái Sharing and permissions thành “read and write” (đọc và ghi).[6]
    • Nếu quá trình này không khắc phục được vấn đề thì có vẻ như ổ đĩa flash đã bị hỏng về mặt vật lý và bạn nên thay USB mới.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu bạn đang thử truy cập hay sử dụng USB chống ghi trên Mac, hãy cân nhắc tiến hành quá trình định dạng ổ đĩa trên máy tính Windows trước. Trong một số trường hợp, USB có thể hiển thị trạng thái “read-only” (chỉ đọc) trên máy Mac do không tương thích về loại tập tin giữa Apple và Windows.

Cảnh báo

  • Nếu USB bị lỗi hoặc hư hỏng về mặt vật lý thì những hướng dẫn định dạng ổ đĩa flash chống ghi trong bài viết này có thể không hiệu quả. Nếu ổ đĩa flash vẫn không thể định dạng dù bạn đã tiến hành các bước trên, hãy xem xét việc mua USB mới.

Bài viết wikiHow có liên quan

Chuyển đổi màn hình 1 và 2 trên PCChuyển đổi màn hình 1 và 2 trên PC
Khiến mọi người nghĩ rằng bạn đang hackKhiến mọi người nghĩ rằng bạn đang hack
Sao chép và dánSao chép và dán
Chụp ảnh bằng camera trên laptopChụp ảnh bằng camera trên laptop
Xóa bỏ phông nền trong Adobe IllustratorXóa bỏ phông nền trong Adobe Illustrator
Lấy dữ liệu từ trang tính khác trên Google Sheets (PC hoặc Mac)Lấy dữ liệu từ trang tính khác trên Google Sheets (PC hoặc Mac)
Hack Máy tínhHack Máy tính
Tìm kiếm từ hoặc cụm từ trong văn bản PDFTìm kiếm từ hoặc cụm từ trong văn bản PDF
Khởi động máy tínhKhởi động máy tính
Đổi ngôn ngữ trên máy tínhĐổi ngôn ngữ trên máy tính
Sao chép và dán ảnhSao chép và dán ảnh
Gõ dấu trên chữ cáiGõ dấu trên chữ cái
Kết nối tai nghe Bluetooth với máy tínhKết nối tai nghe Bluetooth với máy tính
Kết nối chuột không dây Logitech trên PC hoặc MacKết nối chuột không dây Logitech trên PC hoặc Mac
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 4.748 lần.
Chuyên mục: Máy tính
Trang này đã được đọc 4.748 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo