Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Bạn có thể định dạng ổ đĩa bằng tiện ích Disks được cài đặt sẵn trên Ubuntu. Nếu tiện ích Disks báo lỗi hoặc phân vùng bị hỏng, bạn có thể sử dụng GParted để định dạng. Ngoài ra, GParted còn có thể đặt lại kích thước phân vùng có sẵn, cho phép bạn tạo thêm phân vùng từ ổ đĩa trống.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Tiến hành Quick Format

  1. 1
    Mở chương trình Disks. Bạn có thể tìm nhanh bằng cách mở Dash và gõ disks. Tất cả ổ đĩa kết nối với máy tính sẽ hiện ra bên trái cửa sổ.
  2. 2
    Chọn ổ đĩa mà bạn muốn định dạng. Tất cả ổ đĩa sẽ nằm trong khung bên trái. Hãy cẩn thận khi chọn ổ đĩa vì toàn bộ dữ liệu trên phân vùng sẽ bị xóa khi bạn định dạng.
  3. 3
    Nhấp vào nút bánh răng Gear và chọn "Format Partition" (Định dạng phân vùng). Một cửa sổ mới dành cho việc định cấu hình hệ thống tập tin sẽ mở ra.
  4. 4
    Chọn hệ thống tập tin mà bạn muốn sử dụng. Nhấp vào trình đơn "Type" (Loại) và chọn hệ thống tập tin mà bạn muốn sử dụng.
    • Nếu bạn muốn sử dụng ổ đĩa để truyền tập tin giữa máy tính Linux, Mac, Windows hay hầu hết các thiết bị hỗ trợ lưu trữ USB, hãy chọn "FAT."
    • Nếu bạn chỉ dùng ổ đĩa trên máy tính Linux, chọn "Ext4."
    • Nếu bạn chỉ sử dụng ổ đĩa trên Windows, chọn "NTFS."
  5. 5
    Đặt tên cho dung lượng ô đĩa. Bạn có thể nhập nhãn cho dung lượng ổ được định dạng vào trường dữ liệu trống. Điều này sẽ giúp bạn xác định được ổ đĩa.
  6. 6
    Bạn có thể chọn xóa an toàn hoặc không. Theo mặc định, quá trình định dạng sẽ xóa nhưng không ghi đè dữ liệu lên ổ đĩa. Nếu bạn muốn xóa nội dung theo cách an toàn, hãy chọn "Overwrite existing data with zeroes" (Không ghi đè lên dữ liệu có sẵn) từ trình đơn "Erase" (Xóa). Tùy chọn định dạng này tuy lâu hơn, nhưng sẽ an toàn hơn.
  7. 7
    Nhấp vào nút "Format" (Định dạng) để bắt đầu. Bạn sẽ được yêu cầu xác nhận trước khi tiến hành. Quá trình định dạng sẽ mất nhiều thời gian đối với ổ đĩa lớn hoặc khi bạn chọn tùy chọn xóa an toàn.
    • Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình định dạng ổ đĩa, hãy sử dụng GParted trong bước tiếp theo.
  8. 8
    Gắn kết ổ đĩa sau khi định dạng. Sau khi định dạng xong ổ đĩa, bạn nhấp vào nút "Mount" (Gắn kết) hiện ra dưới biểu đồ Volumes. Phân vùng sẽ được gắn kết và bạn sẽ có thể truy cập hệ thống tập tin để lưu trữ. Nhấp vào liên kết hiện ra để mở ổ đĩa trong chương trình duyệt tập tin, hoặc mở chương trình Files và tìm ổ đĩa trong khung bên trái.[1]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Dùng GParted

  1. 1
    Mở Terminal. Bạn có thể mở Terminal từ Dash, hoặc nhấn Ctrl+Alt+T.
  2. 2
    Cài đặt GParted. Nhập lệnh sau để cài đặt GParted. Bạn sẽ được yêu cầu nhập mật khẩu người dùng, mật khẩu này không hiện ra khi bạn nhập:
    • sudo apt-get install gparted
    • Nhấn phím Y khi được hỏi để tiếp tục.
  3. 3
    Khởi chạy GParted từ Dash. Mở Dash và gõ "gparted" để tìm GParted Partition Editor." Bạn sẽ thấy một thanh tượng trưng cho phân vùng ổ đĩa hiện tại và dung lượng trống trên đó.
  4. 4
    Chọn ổ đĩa mà bạn muốn định dạng. Nhấp vào trình đơn thả xuống ở góc trên bên phải để chọn ổ đĩa mà bạn muốn định dạng. Nếu bạn không phân biệt được, hãy nhìn vào kích thước ổ đĩa để xác định.
  5. 5
    Ngắt kết nối phân vùng mà bạn muốn thay đổi hoặc xóa. Để thực hện thay đổi trong GParted, bạn cần ngắt kết nối phân vùng trước. Nhấp phải vào phân vùng trong danh sách hoặc biểu đồ và chọn "Unmount" (Ngắt kết nối).
  6. 6
    Xóa phân vùng có sẵn. Phân vùng sẽ bị xóa và chuyển thành phần không xác định. Sau đó, bạn có thể tạo phân vùng mới từ phần này và định dạng ổ đĩa bằng hệ thống tập tin.
    • Nhấp phải vào phân vùng mà bạn muốn xóa rồi kích "Delete".
  7. 7
    Tạo phân vùng mới. Sau khi xóa phân vùng, bạn hãy nhấp phải vào phần chưa xác định và chọn "New" (Mới). Quá trình tạo phân vùng mới sẽ bắt đầu.
  8. 8
    Chọn kích thước phân vùng. Khi tạo phân vùng mới, bạn có thể dùng con trượt để chọn bao nhiêu dung lượng mà mình muốn gán cho phân vùng đó.
  9. 9
    Chọn hệ thống tập tin của phân vùng. Sử dụng trình đơn "File system" để chọn định dạng cho phân vùng. Nếu bạn định dùng ổ đĩa cho nhiều hệ điều hành và thiết bị, hãy chọn "fat32". Nếu bạn chỉ sử dụng ổ đĩa trong Linux, chọn "ext4."
  10. 10
    Đặt tên cho phân vùng. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết phân vùng trên hệ thống.
  11. 11
    Nhấp vào "Add" (Thêm) khi hoàn tất việc định cấu hình cho phân vùng. Phân vùng sẽ được thêm vào hàng đợi thực hiện nằm cuối màn hình.
  12. 12
    Đặt lại kích thước cho phân vùng (tùy chọn). Một trong những tính năng của Gparted là đặt lại kích thước cho phân vùng. Việc đặt lại kích thước cho phân vùng sẽ tạo ra phần trống để bạn có thể tạo thêm phân vùng mới. Về cơ bản, đều này cho phép bạn chia ổ đĩa ra làm nhiều phần mà không làm ảnh hưởng đến dữ liệu trên đó.
    • Nhấp phải vào phân vùng mà bạn muốn đặt lại dung lượng và chọn "Resize/Move" (Đặt lại kích thước/di chuyển).
    • Kéo các cạnh của phân vùng để tạo ổ đĩa trống trước và sau đó.
    • Nhấp vào "Resize/Move" để xác nhận thay đổi. Bạn cần tạo phân vùng mới từ phần không xác định theo hướng dẫn phía trên.
  13. 13
    Nhấp vào dấu tích màu xanh lá để bắt đầu áp dụng thay đổi. Sẽ không có thay đổi nào được áp dụng với ổ đĩa cho đến khi bạn nhấp vào nút này. Sau khi nhấp chuột, tất cả phân vùng mà bạn thiết lập xóa sẽ bị xóa cùng với toàn bộ dữ liệu trên đó. Bạn cần chắc chắn về mọi thứ trước khi tiến hành.
    • Có thể mất một lúc để hoàn tất mọi quá trình, đặc biệt là nếu bạn đang tiến hành với nhiều phân vùng hoặc ổ đĩa có dung lượng lớn.
  14. 14
    Tìm ổ đĩa vừa định dạng. Sau khi quá trình định dạng hoàn tất, bạn có thể đóng GParted lại và tìm ổ đĩa trong danh sách ổ đĩa của chương trình Files.[2]
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Lắp lại phím trên bàn phímLắp lại phím trên bàn phím
Sửa bàn phím bị kẹt nútSửa bàn phím bị kẹt nút
Tìm và thay đổi quản trị viên của máy tínhTìm và thay đổi quản trị viên của máy tính
Gỡ bỏ nhãn dán khỏi laptop
Sao chép tập tin đến ổ đĩa cứng gắn ngoàiSao chép tập tin đến ổ đĩa cứng gắn ngoài
Lắp bộ nguồn máy tínhLắp bộ nguồn máy tính
Sửa Tai nghe bị Hỏng
Khắc phục Đĩa CD bị Xước
Sửa tai nghe bị mất tiếng một bênSửa tai nghe bị mất tiếng một bên
Kiểm tra bộ nguồn PCKiểm tra bộ nguồn PC
Sao lưu Dữ liệuSao lưu Dữ liệu
Sửa phím laptopSửa phím laptop
Khôi phục cài đặt iPhone bằng phím cứngKhôi phục cài đặt iPhone bằng phím cứng
Nạp mực máy in CanonNạp mực máy in Canon
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 27.457 lần.
Trang này đã được đọc 27.457 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo