Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Có thể bạn rất háo hức khi bước vào giai đoạn sớm của quá trình chuyển dạ khi nóng lòng trông chờ đứa con ra đời. Giai đoạn chuyển dạ sớm là khoảng thời gian từ lúc bắt đầu chuyển dạ đến khi cổ tử cung mở 3 cm, khác với sinh non (tức là việc chuyển dạ xảy ra trước khi thai nhi được 37 tuần).[1] Không may là một số thai phụ đã bắt đầu giai đoạn sớm của quá trình chuyển dạ nhưng các triệu chứng lại không tiến triển. Hiện tượng chuyển dạ kéo dài thường diễn ra trong khoảng 20 giờ và dẫn đến tình trạng chuyển dạ âm ỉ trong các giai đoạn sớm.[2] Có lẽ bạn sẽ vô cùng sốt ruột nếu quá trình chuyển dạ đột ngột bị đình trệ. May mắn là có nhiều điều bạn có thể làm để việc chuyển dạ diễn ra nhanh hơn, từ việc thay đổi tư thế đến việc tạo bầu không khí êm dịu. Một số hiếm trường hợp đòi hỏi sự can thiệp y khoa.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Chuyển động để giúp thai nhi dịch chuyển

  1. 1
    Đứng dậy và đi lại. Bạn có thể giúp em bé dịch chuyển trong tử cung xuống vùng xương mu bằng cách đi đi lại lại. Sự vận động này gửi tín hiệu cho cơ thể bạn biết rằng em bé đã sẵn sàng chào đời và có thể thúc đẩy quá trình chuyển dạ.[3]
    • Lên xuống cầu thang cũng là cách rất hữu ích để giúp em bé có tư thế đúng khi sinh.
  2. 2
    Trở mình khi đang nằm. Cho dù việc lên xuống cầu thang là quá sức với bạn do mệt mỏi, bạn vẫn có thể trở mình khi nằm trên giường để giúp em bé thay đổi tư thế. Ví dụ như bạn có thể chuyển từ nằm ngửa sang nằm nghiêng và đổi lại sau vài phút. Bạn sẽ không thể giúp em bé chuyển động và rút ngắn thời gian chuyển dạ nếu cứ nằm yên một tư thế.[4]
    • Đứng dậy khi đang ngồi cũng có thể giúp ích. Cố gắng ra khỏi giường mỗi tiếng vài lần. Nếu có thể, bạn hãy đi lại quanh phòng một chút trước khi quay lại giường.
    • Thử nằm nghiêng bên trái. Tư thế này giúp tăng lượng máu lưu thông đến thai nhi và có thể giúp bạn đỡ đau.[5]
  3. 3
    Chống hai tay và hai chân trên sàn. Tư thế này có thể khiến lưng dễ chịu hơn, đồng thời cũng giúp em bé xoay úp mặt xuống, tư thế đúng khi lọt lòng mẹ. Ngồi xuống sàn, nhẹ nhàng chống hai tay và hai chân trên sàn. Bạn có thể quỳ trên gối nếu thấy như vậy dễ chịu hơn.[6]
    • Tuy nhiên, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi thử thực hiện tư thế này hoặc bất cứ chuyển động hoặc giãn cơ khá thường nào. Đảm bảo những động tác này phải an toàn cho trường hợp của bạn.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Thử áp dụng các phương pháp khác

  1. 1
    Thư giãn và chờ đợi. Điều tốt nhất mà bạn có thể làm trong trường hợp chuyển dạ kéo dài thường chỉ là thả lỏng và chấp nhận rằng bạn cần phải chờ đợi. Nếu bác sĩ thấy rằng trường hợp của bạn đang tiến triển bình thường, bạn sẽ không cần phải làm gì nhiều ngoài việc giữ bình tĩnh. Thông thường thì bạn chưa cần đến bệnh viện trong giai đoạn sớm của quá trình chuyển dạ, vì vậy bạn nên chọn các hoạt động ở nhà có tác dụng xoa dịu như đọc sách hoặc xem một bộ phim yêu thích.[7]
  2. 2
    Tạo một môi trường dễ chịu. Mặc dù vấn đề này cần nghiên cứu thêm, nhưng có một số bằng chứng cho thấy stress có thể làm đình trệ thai nghén. Chắc chắn là sẽ chẳng hại gì khi bạn tạo môi trường êm dịu và không căng thẳng cho mình, và điều này có thể giúp bạn trải qua giai đoạn chuyển dạ sớm nhanh hơn.[8]
    • Xem xét căn phòng và lưu ý những thứ mà bạn không thích. Có phải ti vi đang mở quá lớn không? Ánh sáng trong phòng khiến bạn chói mắt? Bạn có sự riêng tư không?
    • Điều chỉnh những yếu tố cần thiết để đem lại môi trường dễ chịu trong phòng. Điều này có thể giúp cho giai đoạn chuyển dạ sớm tiến triển trở lại.
  3. 3
    Ngâm mình trong bồn tắm. Một bồn tắm nước ấm dễ chịu có thể đem lại cảm giác thư giãn và giúp giảm các triệu chứng đau đớn khi chuyển dạ. Trong khi chờ quá trình chuyển dạ tiến triển, bạn có thể ngâm mình trong bồn tắm nước ấm cho đến khi có cảm giác thanh thản.[9]
  4. 4
    Cố gắng ngủ. Mặc dù không phải lúc nào cũng có tác dụng đẩy nhanh quá trình chuyển dạ, nhưng giấc ngủ có thể giúp cho bạn cảm thấy thời gian trôi nhanh hơn. Ngủ trong các giai đoạn sớm khi sinh khi bạn ngủ được là một ý hay. Bạn sẽ phải gắng sức trong các giai đoạn sau của quá trình chuyển dạ, vì vậy giấc ngủ có thể giúp bạn lấy lại sức.[10]
    • Việc cố gắng ngủ là đặc biệt quan trọng nếu giai đoạn chuyển dạ sớm diễn ra vào ban đêm.
  5. 5
    Thử kích thích núm vú. Kích thích núm vú là một cách để đẩy nhanh quá trình chuyển dạ ở một số người. Nếu gặp rắc rối trong giai đoạn chuyển dạ sớm, bạn có thể dùng ngón cái và ngón trỏ để vê núm vú hoặc dùng lòng bàn tay xoa núm vú. Nếu muốn, bạn có thể nhờ bạn đời hoặc y tá giúp bạn làm việc này.[11]
    • Tuy nhiên, một số phụ nữ rất nhạy cảm ở đầu vú trong khi mang thai. Nếu thấy đau ở đầu vú, bạn đừng làm cho mình khó chịu bằng cách kích thích núm vú.
  6. 6
    Tạo cực khoái. Một số bằng chứng cho thấy cơn cực khoái có thể giúp ích cho quá trình chuyển dạ. Nếu muốn, bạn có thể quan hệ tình dục với bạn đời để có cực khoái. Bạn cũng có thể thử thủ dâm vì mục đích này.[12]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Tìm các giải pháp y khoa

  1. 1
    Hỏi bác sĩ về các loại thuốc bạn đang uống. Thuốc có thể làm chậm quá trình chuyển dạ nếu bạn sử dụng trong quá trình sinh nở, chẳng hạn như thuốc giảm đau. Nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc bạn đã uống và hỏi xem liệu có cách nào giúp cho việc chuyển dạ không. Nếu loại thuốc bạn đã uống làm chậm lại các cơn co tử cung, bạn có thể phải chờ cho đến khi thuốc được đào thải khỏi cơ thể trước khi cơn chuyển dạ tiến triển.[13]
  2. 2
    Châm cứu hoặc day ấn huyệt. Nếu có thể, bạn hãy đặt lịch hẹn châm cứu trong giai đoạn sớm của quá trình chuyển dạ. Nghiên cứu cho thấy liệu pháp châm cứu có thể kích thích chuyển dạ, mặc dù các bác sĩ chưa hoàn toàn hiểu vai trò của nó là gì.[14]
    • Nếu bạn đời của bạn hoặc nữ hộ sinh biết châm cứu, bạn có thể nhờ họ giúp bạn chuyển dạ nhanh hơn.
  3. 3
    Nhờ bác sĩ hoặc nữ hộ sinh bấm ối. Nếu quá trình chuyển dạ bị đình trệ trong thời gian dài, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh có thể đề nghị bấm ối để kích thích chuyển dạ. Thủ thuật này thường được thực hiện trong giai đoạn chuyển dạ tích cực, nhưng trong một số hiếm trường hợp có thể làm sớm hơn. Chỉ áp dụng phương pháp này nếu bác sĩ hoặc nữ hộ sinh đề nghị, không nên cố gắng tự bấm ối.[15]
  4. 4
    Thử truyền syntocinon, một dạng hoóc môn oxytocin nhân tạo có tác dụng hỗ trợ quá trình chuyển dạ. Bác sĩ sẽ phải theo dõi nhịp tim của thai nhi nếu bạn được truyền hoóc môn. Liệu pháp này có thể giúp thúc đẩy quá trình chuyển dạ trong trường hợp chuyển dạ đình trệ.[16]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Ăn nhẹ trong giai đoạn chuyển dạ sớm, vì thức ăn có thể bị hạn chế trong giai đoạn chuyển dạ tích cực.
  • Đến bệnh viện khi các cơn co diễn ra cách nhau khoảng 5 phút, vì hiện tượng này cho thấy bạn sắp chuyển sang giai đoạn chuyển dạ tích cực.
  • Thử ăn món cay như cà ri. Điều này không được kiểm chứng về mặt khoa học, nhưng nhiều người cho rằng cũng có tác dụng, hơn nữa thức ăn cay cũng không hại gì.

Cảnh báo

  • Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ khuyến cáo không nên kích thích chuyển dạ bằng hóa chất, trừ khi việc sinh đẻ tự nhiên gây nguy hiểm cho mẹ hoặc con. Bạn đừng mong chờ bác sĩ rút ngắn thời gian chuyển dạ bằng biện pháp giục sinh chỉ vì điều đó thuận tiện. Một số bác sĩ lên lịch giục sinh chọn lọc trong một số hiếm trường hợp như bạn đời của sản phụ đang nghỉ phép trong thời gian phục vụ trong quân ngũ hoặc sắp đến đợt nghỉ lễ.

Bài viết wikiHow có liên quan

Làm vỡ túi ốiLàm vỡ túi ối
Sinh con tại nhàSinh con tại nhà
Kiểm tra độ giãn cổ tử cungKiểm tra độ giãn cổ tử cung
Đỡ ĐẻĐỡ Đẻ
Khắc phục tình trạng tụt núm vúKhắc phục tình trạng tụt núm vú
Giúp trẻ ợ hơi khi ngủGiúp trẻ ợ hơi khi ngủ
Xác định Ngày dễ Thụ thai nhấtXác định Ngày dễ Thụ thai nhất
Mát‐xa cho BéMát‐xa cho Bé
Nhận ra một người đang có bầuNhận ra một người đang có bầu
Xác định Mang thai Không cần Thử thaiXác định Mang thai Không cần Thử thai
Xoay Ngôi thai ngượcXoay Ngôi thai ngược
Pha bột ăn dặm với sữa công thứcPha bột ăn dặm với sữa công thức
Tiêu sữa nhanhTiêu sữa nhanh
Kích thích Chuyển dạ tại NhàKích thích Chuyển dạ tại Nhà
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Sarah Gehrke, RN, MS
Cùng viết bởi:
Y tá
Bài viết này đã được cùng viết bởi Sarah Gehrke, RN, MS. Sarah Gehrke là Y tá và Chuyên gia trị liệu xoa bóp được cấp phép ở Texas. Sarah có hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy và thực hành liệu pháp phẫu thuật tiêm ven và tĩnh mạch (IV) bằng cách sử dụng hỗ trợ vật lý, tâm lý và tình cảm. Cô đã nhận được Giấy phép Trị liệu Xoa bóp từ Viện Trị liệu Xoa bóp Amarillo vào năm 2008 và bằng ThS. ngành Điều dưỡng của Đại học Phoenix năm 2013. Bài viết này đã được xem 47.757 lần.
Chuyên mục: Thiên chức làm mẹ
Trang này đã được đọc 47.757 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo