Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Cảm giác hoa mắt chóng mặt có thể làm bạn lo lắng. Tuy nhiên, thông thường tình trạng này không quá nghiêm trọng và có thể dễ dàng tìm ra nguyên nhân.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Áp dụng Phương pháp Y khoa để Điều trị Chứng chóng mặt

  1. 1
    Hiểu rõ yếu tố nguy cơ. Một số yếu tố nhất định có thể khiến bạn cảm thấy chóng mặt hơn. Nhận biết được các yếu tố này có thể giúp bạn và bác sĩ xác định được nguyên nhân và tìm ra cách tốt nhất để đẩy lùi tình trạng này.[1]
    • Nếu bạn trên 65 tuổi, thì khả năng cao là do bạn đang mắc bệnh nào đó hoặc dùng thuốc là nguyên nhân gây ra cảm giác chóng mặt.[2]
    • Một số loại thuốc như thuốc hạ huyết áp hay thuốc giảm đau, thuốc chống co giật, và các loại thuốc an thần có thể là nguyên nhân làm bạn choáng váng và chóng mặt.[3]
    • Nếu bạn đã từng trải qua triệu chứng chóng mặt trong quá khứ, thì khả năng cao tình trạng này sẽ tái diễn sau này.[4]
  2. 2
    Gặp bác sĩ. Chóng mặt có thể dễ dàng điều trị thông qua việc tự chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, nếu bạn đang bị chóng mặt mà không rõ nguyên nhân, thường xuyên tái diễn, hoặc trầm trọng, hãy đến khám bác sĩ ngay lập tức. Điều này sẽ giúp ngăn chặn được việc tình trạng trở nên tồi tệ hơn và đồng thời giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất để loại bỏ cảm giác này.[5]
    • Nếu bạn bị chóng mặt dữ dội, nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân, và đi kèm với một số triệu chứng khác, chẳng hạn cảm giác giống như bị chấn thương não, căng nhức đầu, cứng cổ, thị lực suy giảm, đột nhiên mất khả năng nghe, gặp vấn đề khi nói chuyện, tay chân trở nên yếu ớt, đau thắt ngực, hay nhịp tim nhanh chậm thất thường, tốt nhất là bạn nên gọi ngay cho số cứu thương hoặc đến phòng cấp cứu gần nhất để tránh tình trạng xấu hơn có thể xảy ra.[6]
    • Bác sĩ có thể đặt một vài câu hỏi liên quan đến triệu chứng chóng mặt mà bạn đang trải qua, cũng như bất cứ tình trạng bệnh nào mà bạn đang mắc phải, cùng với loại thuốc mà bạn đang dùng. Đừng quên ghi chép lại số lần bạn cảm thấy chóng mặt và chia sẻ điều đó với bác sĩ. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn làm xét nghiệm hoặc chụp hình cộng hưởng từ trường (MRI) để xác định được nguyên nhân bạn bị chóng mặt.[7]
    • Trong trường hợp bác sĩ không tìm ra được nguyên nhân trong khi chứng chóng mặt của bạn vẫn tiếp diễn, họ sẽ gợi ý một số loại thuốc mà bạn có thể uống hoặc đưa ra một số phương pháp tự chăm sóc mà bạn có thể áp dụng để tình trạng chóng mặt nằm trong vòng kiểm soát.[8]
  3. 3
    Nhờ đến sự hỗ trợ của y khoa để điều trị chứng chóng mặt. Tùy thuộc vào kết quả của việc khám và xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp để kiểm soát tình trạng này. Ví dụ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc hoặc khuyên bạn nên xoa dịu cảm giác chóng mặt bằng cách tự chăm sóc bản thân.
    • Nếu tình trạng hoa mặt chóng mặt của bạn là do một số vấn đề về tai trong gây ra, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn nên áp dụng bài tập giữ cân bằng, hay còn gọi là trị liệu phục hồi tiền đình. Bạn cũng có thể nhận được đơn thuốc, như meclizine (Antivert), diazepam (Valium), hoặc dimenhydrinate (Dramamine). Đây là những loại thuốc có tác dụng giảm buồn nôn và chóng mặt ngay lập tức.[9]
    • Trong trường hợp bạn bị hội chứng Meniere (bệnh gây ra cảm giác choáng váng), bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc lợi tiếu và khuyến khích bạn nên thay đổi chế độ ăn uống, như lên thực đơn ăn uống ít muối, để giảm thiểu tối đa việc ứ đọng nước trong cơ thể.[10]
    • Nếu chứng chóng mặt là do đau nửa đầu tiền đình gây ra, bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân khởi phát, ví dụ như chế độ ăn uống, căng thẳng, giấc ngủ, và rèn luyện sức khỏe. Hơn nữa, bác sĩ còn có thể kê đơn thuốc để ngăn chặn nguyên nhân khởi phát và giảm cảm giác buồn nôn và ói mửa.[11]
    • Nếu bạn đang trải qua tình trạng rối loạn lo âu, bác sĩ có thể ghi toa thuốc và tiến hành tâm lý trị liệu để giúp bạn bớt lo lắng thái quá và đẩy lùi cảm giác chóng mặt.[12]
    • Trong trường hợp bạn bị thiếu máu, hoặc lượng sắt trong cơ thể thấp, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp tự chăm sóc bản thân thông qua việc thay đổi khẩu phần ăn.[13]
    • Nếu bạn bị hạ đường huyết, hay lượng đường huyết trong cơ thể rất thấp, bác sĩ sẽ khuyến khích phương pháp tự chăm sóc bản thân thông qua việc ăn thường xuyên, hấp thụ đồ ăn tốt cho sức khỏe, và luôn mang theo bên mình đồ ăn nhẹ.[14]
    • Các bệnh về tim, như nhịp tim bất thường hay còn gọi là rối loạn nhịp tim, có thể làm giảm thể tích máu, và đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hạ huyết áp tư thế đứng, tức là huyết áp bị tụt khi bạn đứng lên đột ngột sau khi nằm hoặc ngồi xuống.[15] Bác sĩ có thể đề xuất phương pháp tự chăm sóc thông qua ngồi xuống nhẹ nhàng để giúp ổn định lưu thông máu khi tình trạng này diễn ra.[16]
    • Một vài loại thuốc, như thuốc chống co giật và thuốc an thần, có thể gây ra cảm giác chóng mặt. Bác sĩ có thể tái thẩm định cách bạn sử dụng các loại thuốc này nếu chúng là nguyên nhân làm bạn chóng mặt.[17]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Điều trị Chứng chóng mặt bằng cách Tự chăm sóc Chính mình

  1. 1
    Luôn có thời gian giải lao trong mỗi hoạt động. Cho dù nguyên nhân làm bạn chóng mặt là gì, bạn cũng nên tạm ngừng mọi việc và nghỉ ngơi trong vòng vài phút. Điều này sẽ giúp não và tuần hoàn máu được điều chỉnh lại.[18]
    • Di chuyển liên tục hoặc di chuyển đột ngột có thể làm cho triệu chứng chóng mặt trở nên tồi tệ hơn, và cũng là nguyên nhên khiến bạn mất thăng bằng.[19]
    • Nếu bạn không thể nằm xuống, hãy cân nhắc đến việc đặt đầu lên trên hoặc ở giữa hai đầu gối. Hành động này sẽ giúp quá trình lưu thông máu trở nên ổn định và chặn đứng cơn chóng mặt.[20]
  2. 2
    Tập thở sâu và đều đặn. Đảm bảo rằng bạn hít đủ khí oxy có thể giúp xoa dịu cảm giác chóng mặt. Thở sâu và đều đặn không chỉ giúp cơ thể nhận đầy đủ lượng oxy cần thiết, mà còn giúp bạn lấy lại sự bình tĩnh.[21]
    • Cố gắng thở theo nhịp đếm sẽ giúp bạn tập trung hơn vào việc cân bằng lượng oxy và nhịp thở. Ví dụ như, khẽ hít vào bằng mũi sau khi bạn đếm nhẩm đến 4, và thở ra một lần nữa sau khi bạn đếm nhẩm tới 4. Chọn con số đếm nhẩm phù hợp với cơ thể bạn nhất.[22]
    • Thở chậm và sâu sẽ giúp giảm tình trạng nhịp tim cao và đập nhanh vì đây cũng là nguyên nhân khiến bạn thấy choáng váng và xây xẩm mặt mày.[23]
  3. 3
    Chắc chắn rằng bạn dùng bữa thường xuyên và lành mạnh. Chỉ số sắt và chỉ số đường huyết thấp đều là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy chóng mặt. Do đó, đảm bảo rằng bạn ăn uống đều đặn và đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp tránh được tình trạng này.[24]
    • Thực phẩm toàn phần và tự nhiên, như protein nạc, hoa quả, rau xanh, và các loại đậu sẽ giúp bạn duy trì lượng đường huyết ổn định trong suốt một ngày, từ đó giúp giảm nguy cơ bị chóng mặt từng cơn.
    • Nếu bạn thường xuyên trải qua chứng chóng mặt do tụt đường huyết, tốt hơn hết là bạn nên cân nhắc đến việc mang theo đồ ăn nhẹ bên mình, như granola bar (bánh làm từ hạt yến mạch) hay một quả táo, để chống chọi với triệu chứng này vì nó có thể đến đột ngột bất cứ lúc nào.
    • Nếu chỉ số sắt trong cơ thể bạn thấp, kết hợp món ăn giàu sắt vào trong khẩu phần ăn để duy trì lượng sắt an toàn, và đồng thời giảm nguy cơ bị chóng mặt. Một số ví dụ điển hình của thức ăn giàu chất sắt bao gồm thịt đỏ và ngũ tạng, chẳng hạn như thịt bò, gan heo, cải bó xôi, và các loại đậu khô.[25]
    • Trong một số trường hợp, món ăn thiếu muối cũng có thể dẫn đến cảm giác chóng mặt. Hòa tan một thìa cà phê muối vào trong một cốc nước. Uống hỗn hợp này có thể giúp điều chỉnh lưu thông máu và làm dịu cảm giác hoa mắt choáng váng.[26]
  4. 4
    Tránh để cơ thể mất nước và nóng trong người. Hấp thụ đủ nước mỗi ngày có thể giúp đẩy lùi chứng chóng mặt. Trong thời tiết oi bức, việc giữ đủ nước còn giúp bạn giải nhiệt cho cơ thể.[27]
    • Bạn nên uống ít nhất 10 cốc chất lỏng một ngày để ngăn chặn tình trạng bị mất nước. Uống khoảng 2l nước mát lạnh và chia ra cứ khoảng từ 2 đến 4 tiếng uống một lần để giữ cơ thể không bị mất nước và giải nhiệt cơ thể.[28]
    • Nước lọc được xem là sự lựa chọn tốt nhất để giữ cơ thể đủ nước. Tuy nhiên, bạn cũng có thể uống một số loại chất lỏng khác, như trà, nước ép trái cây, nước giải khát thể thao, và soda không chứa caffein.[29]
    • Hạ thân nhiệt, hay còn gọi là nóng trong người, và tình trạng mất nước có thể khiến bạn có cảm giác choáng váng xây xẩm mặt mày. Nghỉ ngơi ở một nơi mát mẻ và uống nhiều nước lọc hay nước uống thể thao (ví dụ như Gatorade, Powerade, và một số loại khác) có tác dụng làm dịu cảm giác chóng mặt.[30]
    • Cởi bỏ bớt quần áo để giúp cơ thể giải nhiệt và không bị mất nước.[31]
  5. 5
    Nói không với chất kích thích có thể làm cho cảm giác chóng mặt trở nên nghiêm trọng hơn. Một số chất kích thích điển hình như caffeine, cồn, thuốc lá, và rượu bất hợp pháp có thể tác động tiêu cực đến chu trình tuần hoàn máu và làm tim đập nhanh hơn. Tránh xa những thứ này sẽ giúp bạn ngăn chặn được cảm giác chóng mặt hay không làm tình trạng xấu thêm.[32]
  6. 6
    Có sự chuẩn bị trước để nhận sự giúp đỡ trong trường hợp chứng chóng mặt trở nên tồi tệ hơn. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy chóng mặt, đặc biệt là chóng mặt không thể lý giải được, tốt hơn hết là tránh lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng một mình.[33] Hơn nữa, bạn cần nghỉ ngơi để giảm bớt triệu chứng chóng mặt. Nhờ bạn bè, gia đình, hoặc đồng nghiệp đưa đón bạn hay giúp bạn thực hiện một số hoạt động khác mỗi khi bạn cảm thấy chóng mặt. Điều này giúp đảm bảo rằng bạn sẽ không gây tổn thương nghiêm trọng đến chính bản thân hoặc người khác.[34]
    • Luôn giữ nhà cửa sáng sủa và loại bỏ tất cả chướng ngại vật có thể làm bạn vướng chân hoặc ngã nhào. Điều này sẽ giúp bạn tránh bị thương nặng nề.[35]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Luôn giữ bình tĩnh. Hốt hoảng chỉ làm bạn thêm chóng mặt hơn.

Cảnh báo

  • Đến gặp bác sĩ ngay nếu triệu chứng chóng mặt vẫn còn tiếp diễn. Bác sĩ sẽ giúp ngăn chặn tình trạng trở nên xấu hơn và tìm ra phương pháp chữa trị phù hợp với bạn.

Bài viết wikiHow có liên quan

Hút Thuốc lá
Tỉnh cần saTỉnh cần sa
Kích thích đi tiểuKích thích đi tiểu
Đào thải ma túy ra khỏi cơ thểĐào thải ma túy ra khỏi cơ thể
Nôn sao cho dễ chịu nhấtNôn sao cho dễ chịu nhất
Nhịn đại tiện trong tình huống khó xửNhịn đại tiện trong tình huống khó xử
Ngừng hút cần saNgừng hút cần sa
Khỏi đau tay khi viết nhiềuKhỏi đau tay khi viết nhiều
Kích thích ợ hơiKích thích ợ hơi
Ngất xỉu An toànNgất xỉu An toàn
Bẻ Đốt sống Lưng
Làm dịu họng đau rát sau khi nônLàm dịu họng đau rát sau khi nôn
Lấy tóc ra khỏi họngLấy tóc ra khỏi họng
Rút chỉ khâu vết thươngRút chỉ khâu vết thương
Quảng cáo
  1. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menieres-disease/basics/definition/con-20028251
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menieres-disease/basics/definition/con-20028251
  3. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menieres-disease/basics/definition/con-20028251
  4. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dizziness/basics/causes/con-20023004
  5. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dizziness/basics/causes/con-20023004
  6. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dizziness/basics/causes/con-20023004
  7. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dizziness/basics/lifestyle-home-remedies/con-20023004
  8. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dizziness/basics/causes/con-20023004
  9. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dizziness/basics/lifestyle-home-remedies/con-20023004
  10. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dizziness/basics/lifestyle-home-remedies/con-20023004
  11. http://www.webmd.com/brain/tc/dizziness-lightheadedness-and-vertigo-home-treatment
  12. v
  13. http://www.homeremedyshop.com/20-tested-home-remedies-for-dizziness/
  14. http://www.homeremedyshop.com/20-tested-home-remedies-for-dizziness/
  15. http://www.webmd.com/brain/tc/dizziness-lightheadedness-and-vertigo-home-treatment
  16. http://www.homeremedyshop.com/20-tested-home-remedies-for-dizziness/
  17. http://www.homeremedyshop.com/20-tested-home-remedies-for-dizziness/
  18. http://www.webmd.com/brain/tc/dizziness-lightheadedness-and-vertigo-home-treatment
  19. http://www.webmd.com/fitness-exercise/dehydration-home-treatment
  20. http://www.webmd.com/brain/tc/dizziness-lightheadedness-and-vertigo-home-treatment
  21. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dizziness/basics/causes/con-20023004
  22. http://www.webmd.com/fitness-exercise/dehydration-home-treatment
  23. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dizziness/basics/lifestyle-home-remedies/con-20023004
  24. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dizziness/basics/lifestyle-home-remedies/con-20023004
  25. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dizziness/basics/preparing-for-your-appointment/con-20023004
  26. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/dizziness/basics/preparing-for-your-appointment/con-20023004

Về bài wikiHow này

Ronn Callada, RN, MS
Cùng viết bởi:
Chuyên viên điều dưỡng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ronn Callada, RN, MS. Ronn Callada, ANP, RN là chuyên viên điều dưỡng của Trung tâm ung thư Memorial Sloan Kettering tại New York. Ông đã nhận bằng MS của Trường Điều dưỡng thuộc Đại học Stony Brook năm 2013. Bài viết này đã được xem 2.058 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan
Trang này đã được đọc 2.058 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo