Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Dù trong công việc hay trong cuộc sống cá nhân, việc đưa ra những quyết định đúng đắn là một điều quan trọng để giúp bạn thành công và cảm thấy hạnh phúc. Có thể bạn sẽ cảm thấy choáng ngợp khi nghĩ đến số lượng các quyết định mà một người phải đưa ra trong cuộc đời, tuy nhiên việc tìm hiểu những chiến lược khác nhau để cải thiện khả năng đưa ra quyết định của mình sẽ giúp bạn kiểm soát mọi việc tốt hơn.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Hiểu rõ những lựa chọn của bạn

  1. 1
    Biết được mục tiêu của bạn. Việc hiểu được kết quả mà bạn mong muốn từ một sự việc có thể giúp bạn nhìn nhận lại và hành động để đạt được kết quả đó.[1]
    • Để dự đoán được những mục tiêu sẽ đạt được trong thời gian tới, bạn cần cân nhắc xem bạn hy vọng sẽ có được điều gì. Hiểu rõ bạn muốn điều gì là một bước quan trọng đầu tiên trước khi bạn bắt đầu cố gắng để đạt được những mục tiêu của mình. Ghi nhớ những yếu tố này sẽ giúp bạn tạo ra kế hoạch hiệu quả nhất nhằm đạt được mục tiêu.
    • Suy nghĩ xem những mục tiêu và kết quả mà bạn mong muốn có phù hợp với những kế hoạch lớn hơn của bạn không. Chẳng hạn, nếu bạn đang cân nhắc có nên nghỉ công việc hiện tại để tìm kiếm một cơ hội mới không, hãy tự hỏi chính mình xem mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của bạn là gì. Suy nghĩ xem công việc mới có thể giúp bạn đạt được những mục tiêu dài hạn này không, hay nó sẽ ngăn cản bạn có được những gì bạn muốn. Bạn cũng nên cân nhắc tất cả những phương diện của cuộc sống--ví dụ, nghĩ xem những mục tiêu nghề nghiệp của bạn sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu cá nhân của bạn như thế nào, và ngược lại.
    Chad Herst, CPCC

    Chad Herst, CPCC

    Huấn luyện viên chánh niệm
    Chad Herst là Huấn luyện Điều hành tại Herst Wellner, một trung tâm chăm sóc sức khỏe có trụ sở tại San Francisco tập trung vào Huấn luyện Tâm trí / Cơ thể. Ông đã làm việc trong môi trường chăm sóc sức khỏe trong hơn 25 năm, với kinh nghiệm là giáo viên yoga, nhà châm cứu và nhà thảo dược học.
    Chad Herst, CPCC
    Chad Herst, CPCC
    Huấn luyện viên chánh niệm

    Hãy nghĩ đến những giá trị cá nhân của bạn. Theo Chad Herst, một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp và cuộc sống cho rằng: "Điều quan trọng là bạn cần biết lập trường của mình. Khi bạn hiểu được điều gì quan trọng với mình, bạn có thể đưa ra những lựa chọn toàn diện có mối liên kết với những giá trị của mình".

  2. 2
    Thu thập thông tin và so sánh ưu điểm và nhược điểm. Bạn cần đánh giá những nguồn thông tin của mình và hiểu được ưu điểm và nhược điểm của một lựa chọn. Việc hiểu rõ điều có thể sẽ xảy ra theo hướng tốt và hướng xấu sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn hơn.[2]
    • Liệt kê những ưu điểm và nhược điểm và so sánh chúng với nhau sẽ giúp bạn tìm được sự cân bằng.
  3. 3
    Quản lý thời gian của bạn. Nếu bạn cần đưa ra nhiều quyết định, điều quan trọng là hãy suy nghĩ kỹ về các lựa chọn cần quyết định trước tiên. Một số quyết định có thể thậm chí phụ thuộc vào kết quả của một quyết định khác.[3]
    • Cùng với việc sắp xếp các tình huống cần có quyết định theo yêu cầu về thời gian, có lẽ bạn cũng cần phải điều chỉnh độ ưu tiên để chúng phù hợp nhất với những mục tiêu của mình. Những tình huống hằng ngày sẽ thay đổi, và một số quyết định sẽ cần bạn đánh giá lại những giá trị và mục tiêu của mình. Hãy dành thời gian và sự ưu tiên cho những lựa chọn cần bạn suy nghĩ và điều chỉnh để tạo ra sự thay đổi.
  4. 4
    Viết ra những điều cần phải được hoàn thành. Việc xem xét mọi việc trong một danh sách rõ ràng sẽ giúp bạn dễ dàng đánh giá những kết quả có thể sẽ xảy ra khi bạn quyết định và chủ động ưu tiên những quyết định cần phải thực hiện trước.
    • Bên cạnh những ưu điểm và nhược điểm của một lựa chọn, hãy cân nhắc tới những trường hợp khác mà bạn chưa biết. Mọi quyết định sẽ dẫn đến những kết quả không thể lường trước, tuy nhiên việc dự đoán những kết quả có thể giúp bạn đánh giá liệu kết quả có thể xảy ra đó có xứng đáng để bạn mạo hiểm không.[4]
    • Đôi khi, bạn sẽ cần phải đưa ra quyết định mà không có đầy đủ thông tin cần thiết. Điều quan trọng là hãy nhớ rằng bạn sẽ cần đưa ra quyết định dựa vào thông tin tốt nhất mà bạn có vào thời điểm đó. Bạn nên cho bản thân một cơ hội để điều chỉnh quyết định của mình khi bạn có được nhiều thông tin hơn.
    • Nhớ rằng không có kế hoạch nào tránh được những rắc rối bất ngờ. Hãy tạo ra những kế hoạch dự phòng hoặc chuẩn bị cho tình huống "nếu như" cho mỗi lựa chọn của bạn.
  5. 5
    Xem xét liệu một vấn đề sâu xa hơn có thể trở thành vấn đề phức tạp. Những vấn đề nào đó tiến triển sẽ có tác động trực tiếp đến nhiều phương diện của cuộc sống. Nếu vấn đề tiềm ẩn không thể được giải quyết hoàn toàn, nó sẽ gây ra những hậu quả tác động đến khả năng đưa ra những quyết định sáng suốt của bạn.
    • Chẳng hạn, nỗi sợ và sự khó chịu có thể ngăn cản bạn đưa ra quyết định đúng đắn. Bạn thường sẽ điều chỉnh quyết định của mình để giúp bản thân tránh cảm giác khó chịu, thậm chí nếu đó không phải là quyết định đúng đắn nhất. Hãy cố tự nhận thức và phát hiện khi bạn đang tự lừa dối mình hoặc tránh điều gì đó khi bạn ra quyết định.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Tìm kiếm sự giúp đỡ

  1. 1
    Tạo một danh sách bao gồm những người sẽ hỗ trợ bạn. Hãy nghĩ đến những người quen dựa trên mối quan hệ cá nhân hoặc nghề nghiệp của bạn, những người đã từng đưa ra những quyết định tương tự trước đây. Hãy cố hết sức để tìm ra người giúp đỡ đáng tin cậy, người có kinh nghiệm và kiến thức về vấn đề mà bạn đang đối mặt.
    • Một yếu tố quan trọng để xây dựng hệ thống những người sẽ giúp đỡ bạn là họ nên có những giá trị và sở thích tương tự với bạn. Chắc chắn là bạn cần nhiều lời khuyên, tuy nhiên lời khuyên nên đến từ người mà nếu họ ở trong trường hợp của bạn, họ sẽ đưa ra quyết định dựa trên những giá trị và mục tiêu giống như bạn đang nghĩ. Bạn cũng nên tìm hiểu về trình độ của họ.
    • Đảm bảo rằng bạn chỉ nhận lời khuyên từ người có kiến thức và kinh nghiệm. Một số người nhiệt tình đưa ra lời khuyên ngay cả khi họ không hiểu gì về vấn đề.
    • Chẳng hạn, Small Business Administration là một nguồn hỗ trợ tuyệt vời dành cho những chủ doanh nghiệp nhỏ. Để biết thêm thông tin, bạn có thể truy cập trang web: https://www.sba.gov/.
  2. 2
    Liên lạc với những người mà bạn đã liệt kê trong hệ thống hỗ trợ của mình. Hãy nói với người mà bạn tin tưởng về quyết định hiện tại và xin họ lời khuyên. Hệ thống hỗ trợ sẽ giúp bạn về tinh thần bằng cách an ủi bạn, và về thể chất qua việc giảm mức độ căng thẳng và huyết áp.
    • Hãy xin lời khuyên, không phải sự xác nhận. Không phải bạn muốn người khác nói với bạn những điều mà bạn muốn nghe; bạn đang nhờ họ giúp đỡ để có thể đưa ra quyết định đúng đắn.[5]
    • Hỏi nhiều người có trình độ khác nhau. Việc nhận được nhiều phản hồi có thể giúp bạn đánh giá xem hầu hết mọi người suy nghĩ về quyết định đó ra sao. Hãy đảm bảo rằng bạn hỏi những người mà bạn tin tưởng nhất.[6]
    • Đừng quên rằng bạn là người duy nhất có thể đưa ra quyết định cuối cùng. Bạn có thể nhờ người khác cho lời khuyên xem họ sẽ xử lý tình huống như thế nào, nhưng sau cùng thì quyết định là ở bạn.
  3. 3
    Yêu cầu những người hỗ trợ cho lời khuyên qua email. Bằng cách này, bạn có thể cẩn thận suy nghĩ cách tốt nhất để hỏi, và người nhận cũng có thể suy nghĩ kỹ về cách tốt nhất để phản hồi. Bạn cũng nên giữ một bản ghi chú về cuộc trò chuyện, để phòng trường hợp bạn không thể nhớ được lời khuyên mà bạn đã nhận được.
  4. 4
    Cung cấp ngữ cảnh cho người mà bạn xin lời khuyên. Hãy giúp họ hiểu được những chi tiết liên quan đến quyết định mà bạn cần đưa ra và rủi ro của sự lựa chọn đó. Và dĩ nhiên, hãy luôn cảm ơn những người đã hỗ trợ bạn vì đã dành thời gian giúp đỡ bạn.[7]
  5. 5
    Đừng ngại xin sự trợ giúp. Không có gì sai khi bạn cần người khác cho lời khuyên. Thực tế thì có một số nghiên cứu cho rằng việc xin lời khuyên được xem là một dấu hiệu thể hiện sự thông minh.[8]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Tiếp tục thực hiện

  1. 1
    Đặt ra kỳ hạn cho bản thân. Kỳ hạn và kế hoạch hành động từng bước sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề hơn và bạn cũng sẽ biết rằng mình đã cẩn thận xem xét tình hình.[9]
    • Bạn nên đặt ra nhiều kỳ hạn cho bản thân. Chẳng hạn, bạn có thể đưa ra một quyết định theo kỳ hạn đầu tiên, sau đó lên kế hoạch các bước cần thực hiện theo kỳ hạn thứ hai, và rồi bắt đầu hành động theo kỳ hạn thứ ba, và cứ tiếp tục như vậy.
  2. 2
    Áp dụng lựa chọn của bạn vào thực tế. Khi mà bạn đã suy xét thấu đáo mọi phương diện của vấn đề và đã được tư vấn bởi những người đáng tin cậy, hãy hành động dựa trên lựa chọn của bạn theo kỳ hạn mà bạn đã đặt ra cho chính mình.
  3. 3
    Đánh giá xem các quyết định bạn đã đưa ra có đúng đắn không. Hãy nghiên cứu xem vấn đề nằm ở đâu khiến quyết định của bạn không phù hợp với những quy tắc của bạn. Những giá trị rõ ràng, sự quyết tâm kiên định trong việc xử trí các vấn đề thực tế, và quy ước về triết lý sống cá nhân tích cực là những yếu tố quan trọng góp phần vào một quá trình ra quyết định trong tương lai.[10]
    • Tự đánh giá năng lực của bản thân. Hãy hỏi chính mình xem bạn có cởi mở và chân thành với những người khác khi chia sẻ về quyết định này không. Có phải bạn đã đưa ra quyết định tốt nhất và đúng đắn nhất trong khả năng của mình không? Cân nhắc những câu hỏi như vậy sẽ giúp bạn thành thật đánh giá những lựa chọn của mình và đưa ra quyết định sáng suốt hơn trong tương lai.
    • Biết trước rằng không phải tất cả mọi người đều sẽ đồng ý với quyết định của bạn. Điều đó không nhất thiết có nghĩa là bạn đã chọn sai. Nó chỉ phản ánh sự khó khăn của lựa chọn mà bạn đã đưa ra. Hãy đảm bảo bạn thông báo tất cả những yếu tố và hoàn cảnh liên quan đến vấn đề tới những người mà sẽ bị ảnh hưởng bởi quyết định của bạn.[11]
    • Một số người có thể sẽ phản đối quyết định của bạn chỉ đơn giản vì họ sợ sự thay đổi. Đừng để một hoặc hay phản ứng tiêu cực khiến bạn tin rằng bạn đã sai; thay vào đó, hãy tìm kiếm thông tin phản hồi, và tìm hiểu lý do khiến quyết định của bạn không được đánh giá cao.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Hướng về tương lai

  1. 1
    Đừng để quá khứ ảnh hưởng đến quá trình đưa ra quyết định của bạn trong tương lai. Việc bạn đã ra những quyết định không hiệu quả trong một số trường hợp trước đây không có nghĩa là bạn không thể bắt đầu đưa ra quyết định sáng suốt hơn ngay lúc này. Bên cạnh đó, không phải điều gì có hiệu quả trong quá khứ đều sẽ có hiệu quả trong tương lai. Hãy xem mỗi vấn đề phát sinh là một trường hợp duy nhất và là một trải nghiệm học hỏi đáng quý.[12]
    • Đừng hành hạ bản thân nếu bạn đưa ra một quyết định không hiệu quả. Không có gì đúng hoặc sai ở đây, mà chỉ có điều hiệu quả và điều không hiệu quả. Khi bạn có những trải nghiệm không vui, hãy xem chúng là dịp để học hỏi.
  2. 2
    Không để cái tôi ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Việc này sẽ giúp bạn đánh giá liệu lựa chọn của mình chân thật và đúng đắn hay không, thay vì chỉ đơn giản nhằm tìm kiếm sự xác nhận hay lời khen ngợi.[13]
    • Không cá nhân hoá sự từ chối hoặc sự phê bình. Thay vì tìm "chứng cứ" cho một quyết định xem nó là đúng hay sai hoặc nghĩ rằng giá trị của điều mà bạn đã lựa chọn sẽ tạo nên giá trị riêng của bạn, hãy tìm cơ hội để học tập và phát triển từ quá trình ra quyết định của bạn.[14]
  3. 3
    Rèn luyện trực giác. Bằng cách đưa ra những quyết định đúng đắn, bạn đang dần học cách để tin vào trực giác của mình và rèn luyện bản thân để suy nghĩ về mọi việc theo cách tốt nhất có thể. Từ đó, bạn sẽ học cách để cảm thấy thoải mái với những gì mà bạn đã chọn bởi vì bạn sẽ tự tin hơn với khả năng ra quyết định của mình.[15]
    • Đừng để nỗi sợ dẫn dắt quyết định của bạn. Nỗi sợ là một trong những trở ngại lớn nhất trong việc phát triển và tin tưởng vào trực giác của bạn.[16]
    • Tập trung vào một sự kiện hoặc tình huống đòi hỏi bạn đưa ra quyết định và thử suy nghĩ thấu đáo về vấn đề đó. Hãy suy nghĩ một cách tập trung và cởi mở về tất cả những ngụ ý, khả năng và ngữ cảnh của vấn để, sau đó cân nhắc đến những kết quả có thể xảy ra với mỗi lựa chọn của bạn.[17]
    • Viết nhật ký hoặc sổ tay để ghi lại phản ứng tự nhiên của bạn đối với những vấn đề và mỗi quyết định của bạn có hiệu quả như thế nào. Điều này có thể giúp bạn tìm ra tiêu chuẩn đánh giá và học cách để tin vào trực giác của mình tốt hơn.[18]
    Quảng cáo

Bài viết wikiHow có liên quan

Phát triển siêu năng ngoại cảmPhát triển siêu năng ngoại cảm
Trưởng thànhTrưởng thành
Đối phó với Kẻ Bắt nạtĐối phó với Kẻ Bắt nạt
Động viên bản thân học tập nghiêm túcĐộng viên bản thân học tập nghiêm túc
Trở nên Trầm tĩnhTrở nên Trầm tĩnh
Trở nên Hài hướcTrở nên Hài hước
Nói ít điNói ít đi
Ngừng thói quen thủ dâmNgừng thói quen thủ dâm
Xác định Điểm mạnh và Điểm yếu của Bản thânXác định Điểm mạnh và Điểm yếu của Bản thân
Lấp đầy thời gian rảnh rỗi bằng những điều hữu íchLấp đầy thời gian rảnh rỗi bằng những điều hữu ích
Cười một cách tự nhiênCười một cách tự nhiên
Hết nhút nhát và trở nên tự tinHết nhút nhát và trở nên tự tin
Khắc phục thói Lười biếngKhắc phục thói Lười biếng
Đi từ hướng nội sang hướng ngoạiĐi từ hướng nội sang hướng ngoại
Quảng cáo

Về bài wikiHow này

Chad Herst, CPCC
Cùng viết bởi:
Huấn luyện viên chánh niệm
Bài viết này đã được cùng viết bởi Chad Herst, CPCC. Chad Herst là Huấn luyện Điều hành tại Herst Wellner, một trung tâm chăm sóc sức khỏe có trụ sở tại San Francisco tập trung vào Huấn luyện Tâm trí / Cơ thể. Ông đã làm việc trong môi trường chăm sóc sức khỏe trong hơn 25 năm, với kinh nghiệm là giáo viên yoga, nhà châm cứu và nhà thảo dược học. Bài viết này đã được xem 2.285 lần.
Chuyên mục: Phát triển cá nhân
Trang này đã được đọc 2.285 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo