Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Làm đông lạnh sữa là một cách dễ dàng để kéo dài hạn sử dụng của sữa. Hơn nữa, đây cũng là một cách tuyệt vời để tiết kiệm tiền vì bạn sẽ có thể mua sỉ và được giảm giá! Sữa rã đông rất an toàn và cũng giàu dinh dưỡng như sữa tươi, vì thế, chẳng có lí do gì mà bạn không nên trữ đông sữa!

Phần 1
Phần 1 của 3:

Làm đông lạnh sữa

  1. 1
    Chừa chỗ cho sữa nở ra. Khi sữa đông lại, nó sẽ cần nhiều không gian hơn so với khi còn ở dạng lỏng.[1] Nếu bình đựng sữa được đổ đầy tới miệng, có khả năng nó sẽ bị tràn ra tủ đông, tạo ra một bãi chiến trường đông lạnh trong đó (đặc biệt là đối với lọ thủy tinh). May mắn thay, việc này cũng dễ dàng ngăn ngừa được — chỉ cần uống bớt một cốc sữa để vẫn chừa lại khoảng trống cách nắp lọ vài cm. Như thế, sữa sẽ có đủ chỗ trống để nở ra.
    • Mặt khác, nếu bạn đã uống nhiều hơn 1 tới hai cốc sữa, thì bạn có thể bỏ qua bước này.
  2. 2
    Ghi ngày cho hộp sữa. Khi trữ lạnh sữa, hạn sử dụng in trên vỏ hộp sữa sẽ không còn ý nghĩa gì, trừ khi bạn rã đông sữa ngay lập tức. Vì lí do này, bạn nên ghi lên vỏ hộp ngày trữ đông và số ngày còn lại trước khi hết hạn. Bạn có thể ghi trực tiếp trên vỏ hộp hoặc bạn có thể dùng băng dính giấy để làm nhãn.
    • Ví dụ, nếu hôm nay là ngày 24 tháng 8 và sữa hết hạn ngày 29 tháng 8, ta có thể ghi nhãn là "Trữ đông: 24/8 — 5 ngày nữa hết hạn" để biết sau khi rã đông thì sữa còn dùng được bao nhiêu ngày nữa.
  3. 3
    Cho hộp sữa vào trong tủ đông. Bạn đã sẵn sàng trữ đông sữa — chỉ cần đặt hộp sữa đã ghi nhãn vào tủ đông với nhiệt độ dưới 0o F/C. Nếu hộp sữa không vừa với tủ đông, hãy chia nhỏ sữa thành nhiều hộp nhỏ hơn. Trong vòng một ngày là sữa đẽ đông cứng.
    • Khi sữa đã đông đá, bạn có thể nhìn thấy lớp chất béo tách ra. Đừng lo, — đây là chuyện bình thường trong quá trình đông lạnh và nó an toàn.
  4. 4
    Trữ sữa tối đa trong 2 tới 3 tháng. Hầu hết các thông tin đều khuyến cáo rằng bạn chỉ nên trữ đông sữa trong tủ đông tối đa 2 tới 3 tháng.[2] Một số nguồn tin còn khuyên rằng bạn có thể trữ đông sữa tới tận sáu tháng.[3] Nhìn chung là sữa có thể được bảo quản khá lâu trong tủ đá, nhưng nó sẽ dần dần bắt mùi vị của các thực phẩm khác và trở nên khó uống.
    • Lưu ý rằng các sản phẩm giàu bơ sữa như sinh tố sữa trứng, buttermilk và kem thường có hạn sử dụng tương tự sữa thông thường (hoặc ngắn hơn chút) khi được trữ đông — thương là khoảng 1 tới 2 tháng.
  5. 5
    Bạn có thể trữ đông sữa trong khay đá. Thay vì trữ đông sữa trong hộp của nó, bạn có thể đổ sữa vào khay đá. Đây là lựa chọn tuyệt vời đối với những người cần sữa đông lạnh để làm bánh, vì bạn có thể sử dụng từng viên đá một thay vì đập nhỏ một tảng sữa đông lạnh hoặc chờ nó rã đông.
    • Bạn cũng có thể bỏ viên sữa đá vào cốc sữa tươi — sữa sẽ được giữ lạnh mà không bị loãng như khi dùng đá thông thường.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Rã đông sữa

  1. 1
    Rã đông sữa trong tủ lạnh. Cách để rã đông sữa là sử dụng phương pháp chậm và từ từ, không làm nhanh. Vì lí do này, cách dễ nhất để rã đông sữa là chuyển từ ngăn đá xuống ngăn mát trong tủ lạnh. Nhiệt độ ấm hơn dưới ngăn mát sẽ giúp sữa chuyển sang dạng lỏng dần dần.
    • Việc này có thể mất nhiều thời gian — tùy vào lượng sữa đông lạnh, có khả năng mất tới 3 ngày để sữa rã đông hoàn toàn trong ngăn mát tủ lạnh.
  2. 2
    Để rã đông nhanh hơn, hãy nhúng hộp sữa vào nước lạnh. Nếu cần rã đông sữa nhanh hơn, hãy thử đổ đầy một bồn nước lạnh (không dùng nước nóng) và ngâm hộp sữa đông lạnh vào đó. Dùng vật nặng như chảo đúc để giữ cho hộp sữa chìm trong nước và rã đông. Việc này sẽ nhanh hơn so với rã đông sữa trong tủ lạnh, nhưng thường cũng mất tới vài giờ, vì thế, hãy kiên nhẫn.
    • Lí do mà nước rã đông sữa nhanh hơn tủ lạnh là do cách mà năng lượng truyền đi giữa sữa và môi trường xung quanh ở cấp độ phân tử. Chất lỏng truyền nhiệt năng vào đá hiệu quả hơn so với không khí, vì thế mà dùng nước là cách rã đông nhanh hơn.[4]
  3. 3
    Đừng dùng nhiệt để rã đông sữa. Không bao giờ rã đông sữa bằng nhiệt cho nhanh. Phương pháp này chắc chắn sẽ làm hỏng sữa:
    • Không để sữa đông lạnh ra nhiệt độ phòng.
    • Không rã đông sữa trong lò vi sóng.
    • Không rã đông sữa trong nước nóng.
    • Không rã đông sữa trong nồi đặt lên bếp.
    • Không rã đông sữa dưới mặt trời.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Sử dụng sữa đông lạnh

  1. 1
    Sử dụng trong vòng 5 tới 7 ngày sau khi rã đông. Nếu sữa vẫn tươi khi bạn trữ đông, thì độ "tươi" của sữa vẫn sẽ gần như còn nguyên sau khi rã đông. Vì thế, hầu hết sữa rã đông vẫn uống tốt và dùng được trong nấu nướng sau khi rã đông từ 5 tới 7 ngày. Dù trông và cảm nhận kết cấu hơi khác nhưng vẫn an toàn để sử dụng.
    • Lưu ý rằng nếu sữa không còn tươi khi bạn trữ đông thì lúc rã đông nó cũng sẽ không còn tươi. Nói cách khác, sữa rã đông mà hạn sử dụng chỉ còn một tới hai ngày thì khi rã đông, nó vẫn sẽ gần như ở trạng thái đó.
  2. 2
    Lắc đều trước khi sử dụng. Trong quá trình đông đá, chất béo trong sữa sẽ đông lại và tách ra khỏi chất lỏng. Hiệu ứng này sẽ càng rõ rệt ở sữa có hàm lượng béo cao. Để cho chất béo hòa tan vào sữa, hãy lắc hộp sữa vài lần trong quá trình rã đông.
    • Bạn cũng có thể nhận ra là sữa đã chuyển sang màu vàng — đây là chuyện bình thường khi làm đông sữa và không phải là dấu hiệu cho thấy sữa hỏng.
  3. 3
    Ngoài ra, bạn có thể dùng máy xay sinh tố. Không nhất thiết phải lắc sữa thủ công để hòa tan chất béo vào sữa. Dùng máy móc như máy xay sinh tố hoặc máy xay thực phẩm đều có thể làm sữa đồng nhất và mịn mượt hơn. Việc này cũng giúp bạn xử lý cả những phần đá chưa tan mà có thể khi uống bạn mới phát hiện ra.
  4. 4
    Đừng ngại khi thấy kết cấu sữa có vẻ khác. Sữa rã đông có thể có "cảm giác" khác so với sữa bình thường — đôi khi nó có thể hơi đặc hoặc loãng hơn.[5] Dù sữa rã đông an toàn, nhưng những thay đổi về tính chất như thế này cũng có thể khiến nó khó uống.
    • Mặt khác, sữa rã đông có thể thay thế sữa tươi trong nấu nướng nếu kết cấu của nó khi đã nấu chín rất khó hoặc không thể phát hiện ra được.
    Quảng cáo

Những thứ bạn cần

  • Sữa
  • Tủ đông

Về bài wikiHow này

Nhân viên của wikiHow
Cùng viết bởi:
Người viết bài của wikiHow
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 2.681 lần.
Chuyên mục: Đồ uống
Trang này đã được đọc 2.681 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo