Bài viết này đã được cùng viết bởi Andrea Rudominer, MD, MPH. Andrea Rudominer là bác sĩ khoa nhi và bác sĩ y học kết hợp sống tại Khu Vực Vịnh San Francisco. Bác sĩ Rudominer có hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành y tế, chuyên về y tế phòng ngừa, điều trị béo phì, chăm sóc thiếu niên, ADHD và chăm sóc y tế với sự hiểu biết về văn hóa. Rudominer nhận bằng bác sĩ y khoa của Đại học California, Davis và hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Nhi đồng Lucile Packard thuộc Đại học Stanford. Rudominer cũng có bằng thạc sĩ sức khỏe cộng đồng về sức khỏe trẻ em của Đại học California, Berkeley. Cô là thành viên của Ủy ban Nhi khoa Hoa Kỳ, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ, Hiệp hội Y khoa California và thành viên của Hiệp hội Y khoa Hạt Santa Clara.
Có 12 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 7.718 lần.
Caffeine có trong nhiều loại thực phẩm và thức uống, bao gồm cà phê, trà, nước tăng lực và sô cô la. Mặc dù caffeine có thể giúp nhiều người cảm thấy tỉnh táo và khoẻ khoắn vào buổi sáng, nhưng việc nạp quá nhiều caffeine hoặc uống vào thời gian không thích hợp có thể làm xáo trộn sinh hoạt trong ngày của bạn. Có một số cách có thể giúp bạn nhanh chóng đào thải caffeine ra khỏi cơ thể, chẳng hạn như uống nước, tập thể dục và chợp mắt một lúc. Giảm lượng caffeine tiêu thụ về lâu dài cũng là một giải pháp.
Các bước
-
1Gọi cấp cứu nếu bạn có các triệu chứng say caffeine. Say caffeine là một tình trạng y tế nghiêm trọng cần phải cấp cứu. Nếu bạn bị khó thở, nôn, thấy ảo giác hoặc đau ngực, hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.[1]
- Các triệu chứng khác của tình trạng say caffeine bao gồm: lú lẫn, tim đập nhanh hoặc không đều, co giật và cơ chuyển động không kiểm soát.
-
2Uống đủ nước sao cho nước tiểu có màu vàng nhạt. Bạn có thể giảm cảm giác bồn chồn do nạp quá nhiều caffeine bằng cách không để cho cơ thể bị mất nước. Hãy uống thêm 1 cốc nước cho mỗi cốc cà phê bạn uống vào.[2]
- Nước không hẳn có tác dụng đào thải caffeine ra khỏi cơ thể, nhưng một cơ thể có đủ nước sẽ dễ dàng đối phó với các tác dụng phụ hơn.[3]
-
3Tập thể dục để giúp cơ thể chuyển hoá caffeine nhanh hơn. Đi bộ nhanh, chạy bộ hoặc chọn một bài tập khác mà bạn có hứng thú và giúp cơ thể vận động. Dù gì thì bạn cũng đang bồn chồn và đầy năng lượng do caffeine, và các bài tập vận động có thể giúp bạn giải phóng năng lượng.[4]
-
4Tránh các thực phẩm giàu chất xơ. Dạ dày đầy thức ăn và các thức ăn có nhiều chất xơ có thể làm chậm đáng kể tốc độ hấp thụ caffeine trong cơ thể. Hãy tránh ăn ngũ cốc nguyên hạt hoặc một lượng lớn hoa quả trong thời gian bạn đang chờ caffeine đào thải.[5]
- Những thực phẩm có hàm lượng chất xơ đặc biệt cao bao gồm quả mâm xôi, lê, táo, mì spaghetti, lúa mạch, đậu lăng và a-ti-sô.[6]
-
5Ăn rau họ cải để giúp cơ thể đào thải caffeine. Bông cải xanh, súp lơ và rau cải mầm brussel đều là các lựa chọn tốt để tăng cường trao đổi chất và đào thải caffeine, nghĩa là caffeine sẽ ra khỏi cơ thể bạn trong thời gian ngắn hơn.[7]
-
6Chợp mắt 20 phút nếu có thể. Nghe có vẻ vô lý, nhưng một giấc ngủ ngắn sau khi tiêu thụ caffeine có thể giúp cơ thể bạn đối phó với nó hiệu quả hơn. Miễn là không ngủ quá lâu, bạn sẽ thức dậy với cảm giác khoẻ khoắn và thư giãn hơn sau khi chợp mắt.[8]
- Nhớ chọn nơi mát mẻ và tối, không có ánh sáng chói của màn hình để chợp mắt.
-
7Chờ cho caffeine tự đào thải nếu bạn có thời gian. Tuy rằng còn tuỳ thuộc vào từng người, nhưng 1 cốc cà phê thường mất 3-5 tiếng để một nửa lượng caffeine phân huỷ. Hãy tập hít thở chậm và bình tĩnh, nhớ rằng bạn sẽ sớm cảm thấy khá hơn.[9]
- Thiền là một liệu pháp tốt khi bạn đang chờ caffeine đào thải. Nó sẽ giúp tâm trí và cơ thể thư giãn khi bạn cảm thấy căng thẳng.
Quảng cáo
-
1Hiểu rằng caffeine sẽ tồn tại trong cơ thể khoảng 1,5 ngày. Thời gian để caffeine phân huỷ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, chiều cao và cân nặng, thức ăn nạp vào và gien di truyền. Caffeine có thời gian bán huỷ là 3-5 giờ, có nghĩa là sẽ mất khoảng 5 tiếng để một nửa lượng caffeine đào thải khỏi cơ thể.[10]
- Một người lớn trung bình mất khoảng 1,5 ngày để loại bỏ hoàn toàn caffeine.
- Người trưởng thành có thể đào thải caffeine nhanh hơn các nhóm tuổi khác. Trẻ em và người già sẽ tốn nhiều thời gian hơn đáng kể.
- Những người cao và nặng cân có thể chuyển hoá caffeine nhanh hơn nhiều so với những người thấp và nhẹ cân.
- Phụ nữ uống thuốc tránh thai có thời gian chuyển hoá caffeine chậm hơn trung bình 3 giờ so với người không dùng thuốc tránh thai.
-
2Giảm lượng caffeine tiêu thụ xuống dưới 400 mg/ngày, tương đương với 4 cốc cà phê, 2 lon nước tăng lực mỗi ngày. Giảm lượng caffeine từng ngày một để thử xem cơ thể bạn phản ứng ra sao. Giữ cân bằng để bạn vẫn có thể tận hưởng caffeine nhưng không uống quá nhiều khiến cho sinh hoạt hàng ngày bị xáo trộn.[11]
- Nếu vẫn gặp các phản ứng phụ khó chịu khi tiêu thụ 400 mg caffeine mỗi ngày, bạn nên tiếp tục giảm để tìm ra giới hạn của mình.
- Việc giảm lượng caffeine có thể không dễ dàng vào lúc ban đầu. Hãy thực hiện từ từ và tìm sự giúp đỡ y tế nếu bạn gặp khó khăn.
-
3Ngủ 7-9 tiếng mỗi đêm. Tập thức dậy và đi ngủ đúng giờ mỗi ngày. Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm.[12]
- Điều này sẽ giúp bạn điều hoà tinh thần và thể chất, nhờ đó bạn cũng không có nhu cầu nạp nhiều caffeine để hoạt động.
-
4Tránh các thực phẩm chứa caffeine. Sô cô la, kem và sữa chua có hương vị cà phê và một số sản phẩm ngũ cốc ăn sáng có chứa caffeine. Bạn nên giảm tiêu thụ các thực phẩm này để giảm lượng caffeine nạp vào cơ thể.[13]
-
5Đổi các thức uống chứa caffeine sang loại đã tách caffeine. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khó chịu vì tác động của caffeine, hãy cân nhắc đổi cà phê hoặc nước tăng lực sang loại thức uống thay thế khác. Trà hoặc cà phê đã tách caffeine là các lựa chọn hay, vì bạn vẫn có thể thưởng thức hương vị quen thuộc mà không lo bị khó chịu.[14]
- Nhiều loại trà thảo mộc không chứa caffeine.
Quảng cáo
Cảnh báo
- Theo khuyến cáo của các chuyên gia, một người lớn trung bình không nên nạp vào quá 400mg caffeine mỗi ngày, tương đương với 4 cốc cà phê.[15]
- Nếu bạn cảm thấy khổ sở khi không nạp caffeine đều đặn hoặc cuộc sống của bạn thường xuyên bị xáo trộn do cafffeine, có lẽ bạn đã bị nghiện caffeine. Hãy giảm lượng caffeine nạp vào và tìm sự giúp đỡ chuyên khoa nếu cần thiết.
Tham khảo
- ↑ https://www.healthline.com/health/caffeine-overdose#symptoms
- ↑ https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/water/art-20044256
- ↑ https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/expert-answers/caffeinated-drinks/faq-20057965
- ↑ https://spoonuniversity.com/how-to/how-to-get-rid-of-caffeine-headache-6-ways
- ↑ https://mentalhealthdaily.com/2015/10/21/how-long-does-caffeine-stay-in-your-system/
- ↑ https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/high-fiber-foods/art-20050948
- ↑ https://mentalhealthdaily.com/2015/10/21/how-long-does-caffeine-stay-in-your-system/
- ↑ https://au.askmen.com/money/body_and_mind_250/263_sleep-after-coffee-4-steps.html
- ↑ https://mentalhealthdaily.com/2015/10/21/how-long-does-caffeine-stay-in-your-system/
- ↑ https://mentalhealthdaily.com/2015/10/21/how-long-does-caffeine-stay-in-your-system/
- ↑ https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/nutrition-and-healthy-eating/in-depth/caffeine/art-20045678
- ↑ https://www.sleepfoundation.org/articles/how-much-sleep-do-we-really-need
- ↑ https://sleep.org/articles/foods-with-caffeine/
- ↑ https://www.sbs.com.au/food/article/2017/02/27/chemicals-and-caffeine-whats-deal-decaf
- ↑ http://time.com/5245336/caffeine-addiction-caffeine-dependence/