Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Trước đây chỉ được biết đến ở các vùng nhiệt đới, nhưng ngày nay quả vải đã được đưa đi khắp nơi trên thế giới. Hầu hết các loại vải đóng hộp có thể ăn được ngay, nhưng quả vải tươi dễ dàng đánh bại vải đóng hộp về hương vị, và bạn chỉ mất vài giây để chuẩn bị.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Ăn vải tươi

  1. 1
    Chọn vải chín. Tìm quả vải chắc, hơi mềm một chút khi bóp vào nhưng không bị xẹp hoặc chảy nước. Lớp vỏ bên ngoài tương đối bằng phẳng cũng là một dấu hiệu tốt, trên vỏ sẽ có cảm giác hơi sần thay vì có nhiều gai nổi lên.[1] Những quả vải cứng chưa chín cũng ăn được nhưng hương vị không được ngọt thơm lắm. Những quả ướt và mềm là đã quá chín và có thể bị lên men (khi ăn sẽ có vị đậm và khác biệt) hoặc bị ủng (khó chịu). Những quả có lớp vỏ bị giập hoặc ướt hầu như đều đã ủng.[2]
    • Các giống vải khác nhau sẽ có màu vỏ khác nhau, nhưng hầu hết đều có màu đỏ, cam hoặc vàng khi chín. Những quả màu nâu thường là đã hỏng.
  2. 2
    Bóc vỏ từ cuống quả vải. Cầm cuống quả vài và bóc lớp vỏ màu hồng hoặc nâu vàng ở một đầu. Phần thịt quả gần như trong suốt màu trắng bên trong là phần ăn được của quả vải. Bạn có thể cầm quả vải trên bát khi bóc để hứng nước chảy xuống.
    • Nếu quả vải được để bên ngoài khá lâu, lớp vỏ sẽ cứng và khó bóc hơn. Bạn có thể dùng móng tay, răng hoặc dao để rạch vỏ. Vỏ quả vải cũng dễ bóc hơn nếu bạn ngâm vào nước.[3]
    • Nếu phần thịt quả hoàn toàn trong suốt, lốm đốm, hoặc có màu vàng nâu thì nghĩa là quả vải đã bị lên men hoặc ủng.
  3. 3
    Bóp quả vải hoặc xé lớp vỏ. Một quả vải chín hoàn hảo có lớp vỏ mềm dễ dàng tách ra khỏi phần thịt quả. Bạn có thể bóp nhẹ vào quả vải để phần thịt bên trong bật ra. Nếu cách này không hiệu quả, bạn chỉ cần dùng ngón tay xé lớp vỏ thành các mảnh nhỏ.[4]
    • Vỏ quả vải không ăn được. Bạn hãy vứt đi hoặc đem làm phân trộn.
  4. 4
    Lấy hạt ra. Quả vải có một hạt to nằm giữa quả. Bạn có thể nhẹ tay xé phần thịt quả, cậy hạt vải màu nâu bóng bên trong và vứt đi. Hạt vải có độc tính nhẹ.
  5. 5
    Ăn quả vải. Quả vải tươi có phần thịt ngọt, giòn, mọng nước với hương vị đặc trưng mà các sản phẩm vải đóng hộp không bao giờ có. Bạn có thể ăn quả tươi hoặc tiếp tục đọc phần sau để biết các cách chế biến loại quả này.
    • Có một lớp màng mỏng màu hơi nâu nằm bên trong phần thịt quả, sát phần hạt. Phần này cũng ăn được như các phần khác, nó chỉ giòn hơn và không ảnh hưởng gì đến hương vị. Quả vải sẽ bị mất nhiều nước thơm ngọt nếu bạn bóc phần này đi.[5]
  6. 6
    Bảo quản những quả vải chưa ăn. Bọc khăn giấy khô bên ngoài chùm vải, cho vào túi ni lông có đục lỗ hoặc hộp nhựa mở hé nắp. Bạn sẽ bảo quản được đến một tuần theo cách này, mặc dù vỏ quả vải có thể chuyển thành màu nâu và cứng. Vứt bỏ những quả vải bị thâm.[6]
    • Nếu không thể ăn hết ngay, bạn có thể đông lạnh những quả chưa bóc trong túi ni lông kín. Mở vòi nước ấm cho chảy lên những quả vải đông lạnh trong 15 giây, sau đó bóc ra và ăn. Quả vải rã đông một phần có kết cấu giống như kem chanh.[7]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Dùng quả vải trong các công thức nấu ăn

  1. 1
    Bổ sung cho món hoa quả trộn. Chắc chắn đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho mùa hè. Quả vải sẽ mất nước rất nhanh sau khi bóc, vì vậy bạn nên cho vải vào sau cùng.
  2. 2
    Quả vải nhồi. Cẩn thận bóc vỏ quả vải và lấy hạt ra mà không làm rách phần thịt quả. Trộn quả hạch giã nhỏ, mật ong và/hoặc gừng với một loại phô mai mềm, chẳng hạn như kem phô mai hoặc chenna. Nhẹ nhàng dùng ngón tay cái ấn vào thịt quả cho mở ra và dùng thìa nhỏ hoặc đũa để nhồi phần nhân trên vào quả vải.
    • Thậm chí bạn có thể nhồi món ăn mặn vào quả vải, chẳng hạn như món gà xào. Nhớ cắt thật nhỏ các nguyên liệu và nướng quả vải khoảng 2-3 phút sau khi nhồi.[8]
  3. 3
    Trang trí cho ly cocktail. Đặt những quả vải đã được bỏ hạt và xiên que lên ly margaritas hoặc các loại cocktail nhẹ khác. Bạn cũng có thể thử một món cocktail mới mẻ như sake martini vải hoặc một biến tấu của Mad Eye martini.
  4. 4
    Cắt nhỏ quả vải để làm món sốt salsa. Quả vải mềm và ngọt sẽ tăng thêm hương vị cho món sốt salsa chua hoặc cay. Bạn hãy thử làm món sốt salsa đơn giản với quả bơ, vải và hành tây đỏ rưới lên trên món ăn.[9]
  5. 5
    Dùng vải trong các món ăn nóng. Để chế biến món gà nấu vải hoặc một món mặn khác, bạn hãy cho vải vào chảo xào hoặc nướng vài phút trước khi hoàn thành món ăn. Quả vải rất hợp với quế, gừng hoặc mật ong.[10]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Vải bán ở cửa hàng thường cũ và không được bảo quản tốt. Bạn hãy hỏi xem bao giờ họ nhập hàng hoặc tìm người trồng nhỏ lẻ có thể giao hàng trực tiếp cho khách hàng.[11]
  • Nếu bên trong quả không giống với mô tả trong bài viết này, có thể bạn đang có mội loại quả có họ với quả vải như chôm chôm, nhãn, quenette, hoặc pulasan.[4]
  • Một số quả không được thụ phấn đầy đủ sẽ sinh ra hạt có hình “lưỡi gà” mỏng. Nếu vớ được một quả như vậy thì nghĩa là bạn may mắn đấy – chỗ trống đó sẽ được lấp đầy bằng thịt quả.[12]
  • Quả vải cũng có bán dưới dạng khô và đóng hộp.

Cảnh báo

  • Nếu phần thịt bên trong quả vải có màu vàng thì nghĩa là nó đã cũ và không nên ăn.
  • Hạt vải có độc tính nhẹ với người và động vật. Không nuốt hạt vải.

Những thứ bạn cần

  • Dao (tùy ý)
  • Bồn rửa/khăn giấy
  • Quả vải

Về bài wikiHow này

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 21 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 2.375 lần.
Chuyên mục: Trái cây và rau củ
Trang này đã được đọc 2.375 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

Quảng cáo