Bài viết này đã được cùng viết bởi Erik Kramer, DO, MPH. Bác sĩ Kramer là bác sĩ chăm sóc chính của Đại học Colorado, chuyên về kiểm soát cân nặng, bệnh tiểu đường và nội khoa. Ông đã nhận bằng DO của Đại học Y xương khớp Đại học Touro năm 2012.
Có 8 thông tin tham khảo được trích dẫn trong bài viết này mà bạn có thể xem tại cuối trang.
Bài viết này đã được xem 4.059 lần.
Bệnh viêm ruột là thuật ngữ dùng để chẩn đoán tình trạng viêm đường tiêu hóa mãn tính. Hai dạng viêm ruột phổ biến nhất là viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Bệnh viêm ruột cấp tính và nghiêm trọng hơn nhiều so với Hội chứng Ruột Kích thích (IBS) - bệnh ảnh hưởng đến khả năng co của cơ đại tràng.[1] Khi bị viêm ruột, ruột già bị viêm thường ngăn không cho thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn và ngăn cơ thể hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn. Triệu chứng viêm ruột gồm có tiêu chảy, nôn mửa, đau và co thắt mãn tính cơ vùng bụng, sốt và xuất huyết trực tràng. [2] Mặc dù chưa có cách chữa khỏi bệnh viêm ruột (và bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị khi có triệu chứng bệnh) nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống có thể giúp giảm đau.
Các bước
Tránh thức ăn gây viêm ruột
-
1Viết nhật ký thực phẩm. Mặc dù chế độ ăn không gây viêm ruột nhưng một số loại thực phẩm có thể kích thích tình trạng viêm và đau ruột nếu bạn mắc bệnh. Do đó, cần biết được loại thực phẩm nào gây ra triệu chứng như nôn mửa và tiêu chảy.[3]
- Trong nhật ký thực phẩm, bạn nên ghi chép lại ngày tháng và thực phẩm bạn đã ăn khi triệu chứng bệnh xuất hiện. Từ đó, bạn có thể biết được loại thực phẩm nào là nguyên nhân và không là nguyên nhân gây bệnh.
- Người bệnh viêm ruột cũng có thể gặp triệu chứng mệt mỏi, đau khớp, sụt cân và thiếu máu (thiếu tế bào hồng cầu).
- Lưu ý rằng chế độ ăn và bệnh viêm ruột của từng người là khác nhau; bác sĩ có thể đưa ra hướng dẫn chung nhưng hướng dẫn có hiệu quả đối với bệnh nhân này - hay thậm chí là với nhiều bệnh nhân - cũng có thể không hiệu quả đối với bạn.
-
2Tránh thực phẩm từ sữa động vật. Báo cáo cho thấy nhiều bệnh nhân bị viêm ruột sẽ bị tiêu chảy khi tiêu thụ chế phẩm từ sữa động vật như sữa nguyên kem, phô mai (đặc biệt là phô mai mềm nhiều chất béo), sữa chua và kem. [4]
- Chứng khó dung nạp lactose (không thể tiêu thụ chế phẩm từ sữa) thường là biến chứng của bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
- Người mắc chứng khó dung nạp lactose có thể cân nhắc sử dụng thực phẩm chức năng như Lactaid để giúp hạn chế kích thích khi tiêu thụ sản phẩm từ sữa động vật. Ngoài ra, có thể đổi sang uống sữa không từ động vật như sữa đậu nành và sữa hạnh nhân.
-
3Cẩn trọng đối với chất xơ. Mặc dù giúp giảm các vấn đề về tiêu hóa nhưng thực phẩm giàu chất xơ có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở bệnh nhân viêm ruột. Các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ nhưng bạn vẫn có thể kết hợp chúng vào chế độ ăn của người bệnh viêm ruột theo nhiều cách.[5]
- Nấu chín rau củ. Rau củ được nấu chín sẽ dễ tiêu hóa hơn so với khi còn sống.
- Bỏ vỏ rau củ quả. Phần vỏ rau củ quả chứa chất xơ không hòa tan và bạn nên gọt bỏ trước khi ăn.[6]
- Bỏ vỏ rau củ quả. Phần vỏ rau củ quả chứa chất xơ không hòa tan và bạn nên gọt bỏ trước khi ăn.
- Có thể lựa chọn nước hầm rau củ nếu việc tiêu thụ rau củ tươi gây kích thích. Bạn có thể cho nước hầm rau củ vào cơm hoặc mì ống để tăng cường dinh dưỡng và hương vị. Nước hầm rau củ có giá trị dinh dưỡng tương tự rau củ toàn phần và dễ tiêu hóa hơn.[7]
- Tránh tiêu thụ các loại hạt. Các loại hạt chứa hàm lượng chất xơ cao và đặc biệt khó tiêu hóa.
- Lựa chọn ngũ cốc đúng cách. Nếu triệu chứng viêm ruột bùng phát, bạn nên tránh tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì từ hắc mạch và lúa mì. Ngũ cốc đã qua chế biến sẽ dễ tiêu hóa hơn. Ngoài ra, bạn có thể chọn mua bánh mì làm từ bột chua hoặc bánh mì Pháp.[8]
-
4Tránh thực phẩm nhiều chất béo. Thực phẩm béo có thể khiến triệu chứng viêm ruột như tiêu chảy và đau bụng trở nặng. Vì vậy, bạn nên tránh tiêu thụ bơ, bơ thực vật khi triệu chứng xuất hiện.[9]
- Cẩn thận với mì ống có chứa sốt kem hoặc thức ăn được nướng với phô mai kem hoặc kem chua. Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo.
- Tránh ăn đồ chiên - ví dụ như khoai tây chiên, bánh Donut, gà rán, cá hoặc tôm rán, rau củ chiên. Đồ chiên nhiều dầu mỡ không tốt cho đường tiêu hóa.
- Đặc biệt nên tránh ăn đồ chiên nếu bị viêm ruột non.[10]
-
5Tránh tiêu thụ đường khó hấp thụ. Đường khó hấp thụ thường có trong kẹo, kẹo cao su có chứa chất làm ngọt từ hóa chất. Những nguyên liệu này thường có đuôi -ol.[11] Ví dụ như:
- Sorbitol
- Mannitol
- Xylitol
- Maltitol
-
6Tránh tiêu thụ thực phẩm chứa chất FODMAP. Đây là từ viết tắt của Fermentable-Oligo-Di-Monosaccharide và Poly hay những loại đường có trong một số cacbon-hydrat.[12] Ví dụ như:
- Fructose (thường có trong mật ong và sirô ngô)
- Một số loại hoa quả như táo, mơ, lê, mận và mâm xôi đen.
- Đường chủ yếu có trong ngũ cốc và ngũ cốc Granola đóng gói sẵn
- Lactose trong chế phẩm từ sữa
-
7Tránh tiêu thụ thức uống có ga. Thức uống có ga có thể gây tích tụ khí trong đường tiêu hóa, gây đầy hơi và kích thích.
- Ngoài ra, nên tránh sử dụng ống hút vì như vậy sẽ góp phần đưa không khí vào nước uống.[13]
Quảng cáo
Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
-
1Luôn uống đủ nước. Tiêu chảy thường gây mất nước nên bệnh nhân bị viêm ruột cần bổ sung đủ nước.[14]
- Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày (tương đương 1800 ml). Ngoài ra, có thể cung cấp nước từ thực phẩm chứa hàm lượng nước cao, ví dụ như dưa hấu.
- Tiêu chảy nghiêm trọng có thể khiến cơ thể mất điện giải. Trong trường hợp đó, bạn cần uống những thức uống như Pedialyte hoặc Gatorade để bù lại lượng điện giải mất đi. Nếu uống thức uống thể thao hoặc nước ép hoa quả nhiều đường, bạn cần pha loãng thức uống với nước hoặc lựa chọn sản phẩm ít đường. Nên pha nửa cốc nước ép với nửa cốc nước.
- Tiêu thụ thức uống chứa caffeine như trà, cà phê và thức uống chứa cồn với lượng vừa phải vì những thức uống này gây mất nước.
-
2Bổ sung protein. Protein là nguồn vitamin, kẽm, sắt và nhiều dưỡng chất khác. Nếu đang phục hồi sau bệnh viêm ruột, tiêu thụ protein có thể giúp bổ sung lại những dưỡng chất bị thiếu hụt.
-
3Bổ sung probiotic vào chế độ ăn. Probiotic là vi sinh vật hoạt động giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Probiotic thường có trong các thực phẩm như sữa chua. Nên trao đổi với bác sĩ về việc kết hợp probiotic vào chế độ ăn vì nhiều bệnh nhân viêm ruột có thể gặp phản ứng trái ngược.[17]
- Bác sĩ có thể khuyến nghị uống probiotic dạng thực phẩm chức năng đối với bệnh nhân muốn tránh tiêu thụ sản phẩm chứa lactose như sữa chua.
-
4Ăn thành nhiều bữa nhỏ và thường xuyên. Vì đường tiêu hóa đang trong trạng thái nhạy cảm do viêm ruột nên tốt nhất, bạn nên ăn thành 4-5 bữa nhỏ mỗi ngày thay vì ăn 3 bữa lớn.
- Chuẩn bị món ăn nhẹ và món chính đã chia phần sẵn để mang theo suốt cả ngày, đặc biệt là khi đi du lịch.[18]
Quảng cáo
Biện pháp hỗ trợ chế độ ăn lành mạnh
-
1Kết hợp vitamin và các chất dinh dưỡng khác. Các bệnh như Crohn và viêm loét đại tràng có thể dẫn đến thiếu hụt nhiều dưỡng chất thiết yếu mà ta thường bổ sung từ thực phẩm. Vì vậy, nên trao đổi với bác sĩ về loại vitamin mà bạn nên tập trung bổ sung thêm, thông qua thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng.[19]
- Tránh uống thực phẩm chức năng bổ sung vitamin dưới dạng viên vì dạng viên rất khó tiêu hóa. Thay vào đó, bạn nên bổ sung vitamin dạng bột hoặc dạng lỏng.[20]
- Kiểm tra thành phần nguyên liệu trong vitamin trước khi tiêu thụ. Một số loại vitamin chứa đường khó hấp thụ và nhiều nguyên liệu khác có thể gây kích thích triệu chứng viêm ruột.
- Không uống vitamin khi bụng đói. Tốt nhất nên uống cùng thức ăn.[21]
- Nhiều bệnh nhân viêm ruột sẽ bị thiếu hụt sắt, kẽm, canxi và axit folic. Do đó, nên trao đổi với bác sĩ nếu cần bổ sung thêm những khoáng chất này.
- Tránh tiêu thụ quá nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, D và E. Đây là những vitamin tan trong chất béo và có thể tích trữ trong cơ thể, dễ gây độc tố.
-
2Tập thể dục. Tập thể dục cường độ thấp hoặc vừa phải được chứng minh là có ích cho bệnh nhân viêm ruột. Ngoài tác dụng kích thích tiết hormone endorphin tích cực để cải thiện tâm trạng, tập thể dục còn giúp tăng cường sức mạnh cơ và khớp (cơ, khớp thường yếu đi khi bị viêm ruột). Tập thể dục 3-4 lần mỗi tuần, mỗi lần 30 phút, cũng có ích cho sức khỏe tim mạch và sức khỏe tổng thể.[22]
- Các bài tập cường độ vừa phải gồm có đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội, Yoga và làm vườn. Nếu muốn đi bộ, bạn nên lựa chọn tuyến đường có nhà vệ sinh công cộng.
- Hiểu rõ giới hạn. Nếu triệu chứng bùng phát khiến bạn không thể ăn uống, bạn nên ngừng tập cho đến khi hồi phục hẳn và có thể ăn trở lại. Bệnh viêm ruột thường gây mệt mỏi và đau cơ; nếu gặp triệu chứng như vậy, bạn không nên tập thể dục để tránh bị mệt mỏi và đau thêm. [23]
-
3Cảnh giác với các biến chứng khác. Bệnh viêm ruột có thể khiến bạn khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống. Một số bệnh nhân có thể bị trầm cảm do đau đớn về thể chất và khó kiểm soát chế độ ăn khi bị viêm ruột. Cảnh giác với các biến chứng khác. Bệnh viêm ruột có thể khiến bạn khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống. Một số bệnh nhân có thể bị trầm cảm do đau đớn về thể chất và khó kiểm soát chế độ ăn khi bị viêm ruột.[24]
- Bác sĩ có thể giới thiệu cho bạn đi khám bác sĩ tâm thần học. Bạn có thể sẽ được điều trị bằng liệu pháp nhận thức-hành vi, dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai.
- Tìm kiếm các nhóm hỗ trợ trực tuyến. Trò chuyện với những người đã từng trải qua tình trạng giống bạn có thể sẽ hữu ích.
Quảng cáo
Tham khảo
- ↑ http://www.cdc.gov/ibd/what-is-ibd.htm
- ↑ http://www.ccfa.org/resources/diet-nutrition-ibd-2013.pdf
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/crohns-disease/basics/lifestyle-home-remedies/con-20032061
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/inflammatory-bowel-disease/basics/lifestyle-home-remedies/con-20034908
- ↑ http://www.ccfa.org/resources/diet-nutrition-ibd-2013.pdf
- ↑ http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/digestive-diseases/crohns-disease/Pages/facts.aspx#8
- ↑ http://www.ccfa.org/resources/diet-nutrition-ibd-2013.pdf
- ↑ http://www.ccfa.org/resources/diet-nutrition-ibd-2013.pdf
- ↑ http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/inflammatory-bowel-disease/basics/lifestyle-home-remedies/con-20034908
- ↑ http://www.ccfa.org/resources/diet-nutrition-ibd-2013.pdf
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9704157
- ↑ http://www.ccfa.org/resources/diet-nutrition-ibd-2013.pdf
- ↑ http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/digestive-diseases/crohns-disease/Pages/facts.aspx#8
- ↑ http://www.ccfa.org/resources/diet-nutrition-ibd-2013.pdf
- ↑ http://www.ccfa.org/resources/diet-nutrition-ibd-2013.pdf
- ↑ http://www.ccfa.org/resources/diet-nutrition-ibd-2013.pdf
- ↑ http://www.ccfa.org/resources/diet-nutrition-ibd-2013.pdf
- ↑ http://www.niddk.nih.gov/health-information/health-topics/digestive-diseases/crohns-disease/Pages/facts.aspx#8
- ↑ http://www.ccfa.org/resources/diet-nutrition-ibd-2013.pdf
- ↑ http://www.ccfa.org/resources/diet-nutrition-ibd-2013.pdf
- ↑ http://www.ccfa.org/resources/diet-nutrition-ibd-2013.pdf
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2660805/
- ↑ http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2660805/
- ↑ http://www.cdc.gov/mentalhealth/basics/mental-illness/depression.htm